Hệ tiêu hóa có nhiều căn bệnh từ dễ chữa trị đến khó chữa trị. Nhưng cho dù là căn bệnh nào thì nó cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Có rất nhiều người lớn mắc bệnh, chủ yếu là nhóm người cao tuổi. Các vấn đề tiêu hóa cũng rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hệ tiêu hóa là rất dễ thực hiện. Một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mục lục
Tổng quan về hệ thống tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa có vai trò rất cần thiết trong việc nghiền nát và nhào trộn thức ăn. Giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin từ những thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày. Cũng như hỗ trợ loại bỏ các chất thải. Một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh bao gồm các tất cả cơ quan sau:
- Miệng
- Thực quản
- Gan
- Dạ dày
- Túi mật
- Ruột non và ruột già
- Tuyến tụy
- Hậu môn và trực tràng.
Khi có bất kỳ vấn đề rối loạn và không bình thường nào xảy ra trong hệ thống tiêu hóa. Cơ thể sẽ phản ứng ngay bằng các triệu chứng gây khó chịu.
Bệnh tiêu chảy, táo bón hay ợ nóng (trào ngược axit) là một số vấn đề rối loạn tiêu hóa mà nhiều người đang phải đối mặt hàng ngày. Tìm hiểu cách phòng tránh những bệnh đường tiêu hóa là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa
Một số bệnh đường tiêu hóa có thể nghiêm trọng đến nỗi người mắc phải đến phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa. Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng xử trí. Nhưng thông thường, đa số người bệnh hay chủ quan. Xem các vấn đề rối loạn tiêu hóa chỉ đơn giản như một biểu hiện bình thường trong cuộc sống. Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến nhất bao gồm:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Ợ hơi
- Ợ nóng (trào ngược axit)
- Buồn nôn và ói mửa
- Hội chứng ruột kích thích(chuột rút ruột)
Đôi khi, chỉ cần thay đổi lối sống là có thể giúp ngăn ngừa và bảo vệ bản thân tránh khỏi các vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp kể trên một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
Ăn vừa đủ và chia nhỏ bữa ăn
Đây là một lời khuyên rất được ủng hộ bởi nhiều người đang theo đuổi chế độ giảm cân. Chia bữa ăn thành các phần nhỏ và dùng đều đặn hơn 3 lần trong ngày. Giúp tăng cường trao đổi chất và giữ cho bạn không phải ăn quá nhiều. Thực tế, quy tắc ăn uống này còn có tác dụng ngăn ngừa hình thành các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Khi ăn một bữa lớn, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ bị quá tải và không thể phát huy đầy đủ chức năng. Để xử lý hết khối lượng thực phẩm khá nhiều như vậy. Điều này sẽ dẫn đến triệu chứng ợ nóng do axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản. Dạ dày bị quá tải thậm chí có thể gây ra ợ hơi như có khí ga, buồn nôn và ói mửa.
Nên tiêu thụ 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày nhằm giúp bảo vệ tốt sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Cần đảm bảo có đầy đủ hỗn hợp carbonhydrat, protein và chất béo có lợi trong mỗi bữa ăn. Thực đơn gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Bao gồm: bơ đậu phộng dùng kèm bánh quy lúa mì nguyên chất; vài lát sandwich với cá ngừ; hoặc sữa chua trộn trái cây tươi. Một lưu ý cần ghi nhớ là không nên nằm xuống ngay sau khi ăn vì có thể làm tăng nguy cơ ợ nóng và buồn nôn.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ không chỉ hỗ trợ giảm cân và tốt sức khỏe tim mạch. Mà còn là thành phần rất thân thiện với hệ tiêu hóa. Phần lớn chất xơ được tìm thấy ở thực phẩm có nguồn gốc thực vật tự nhiên như rau củ quả. Trong khi chất xơ hòa tan đóng vai trò như một dạng gel giúp tạo ra cảm giác no. Thì chất xơ không hòa tan có khả năng cung cấp nước vào phân khiến chúng trở nên mềm hơn.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị tổng lượng chất xơ nên bổ sung hàng ngày là:
- Dưới 50 tuổi: 38 gram cho đàn ông và 25 gram cho phụ nữ
- Trên 50 tuổi: Người lớn tuổi cần ít chất xơ hơn, với 30 gram ở nam giới và 21 gram dành cho phái nữ
Cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng bất thường gây khó chịu xảy ra. Thật may mắn là chất xơ cực kỳ dễ tìm và hầu như có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình. Những loại thực phẩm rất dồi dào chất xơ có thể kể đến như:
- Trái cây
- Rau xanh
- Các loại đậu
- Ngũ cốc
Uống đủ nước
Nước hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa bằng cách làm sạch toàn bộ hệ thống. Và đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón vì giúp làm mềm phân. Ngoài ra, nước hoạt động như một trợ thủ đắc lực khi cơ thể đang làm nhiệm vụ phân hủy thức ăn. Từ đó gia tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Bạn nên cố gắng tập thói quen uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày và từ chối đồ uống có đường. Vì chúng có thể làm cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn càng tồi tệ hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ
Biện pháp này không chỉ tránh bị nghẹn, sặc thức ăn mà còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.
Đến các phòng khám khi có triệu chứng
Nếu như các vấn đề về tiêu hóa của bạn không thể giải quyết đơn thuần bằng cách điều chỉnh lối sống. Thì có lẽ đã đến lúc bạn cần lên lịch đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe hệ tiêu hóa. Những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa mà bạn đang gặp phải hàng ngày. Có thể là dấu hiệu của một số bệnh cần đến sự chăm sóc y tế, chẳng hạn như:
- Trào ngược axit
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
- Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)
- Viêm hoặc loét đại tràng
- Sỏi mật
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Nhiễm virus nặng hoặc ký sinh trùng
Các bệnh lý trên đòi hỏi phải được thăm khám cẩn thận và điều trị tích cực từ bác sĩ chuyên khoa thì mới có cơ hội chữa khỏi. Không nên chủ quan nếu có biểu hiện đau bụng dữ dội, đi đại tiện ra máu hoặc giảm cân không rõ nguyên do.
Hiện nay, nhiều người vẫn còn che giấu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của mình và chấp nhận “sống chung với bệnh”. Trên thực tế, mỗi năm có đến hàng triệu trường hợp đến cấp cứu khi gặp phải bệnh đường tiêu hóa trầm trọng.
Vận động thường xuyên
Vận động không có nghĩa là thực hiện các động tác mạnh mẽ mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng. Như xoa bóp vùng bụng, các cơ bắp hoặc đi bộ (có thể đi trong nhà, trong sân). Thời gian vận động không nên quá dài, chỉ khoảng 60 phút/ngày chia thành 2-3 lần tập là vừa. Ngoài ra, cũng nên có các hoạt động về tinh thần. Như đọc báo, nghe đài, xem tivi, tham gia câu lạc bộ hoặc sinh hoạt theo nhóm. Để có tinh thần lạc quan, vui vẻ .
Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống, cũng như rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên. Là những bước đầu tiên để bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa một cách tốt hơn. Trong trường hợp tình trạng khó chịu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Đừng nên do dự việc tìm đến cơ sở y tế uy tín để được theo dõi kịp thời.