Bật mí những mẹo mà bố mẹ nên làm khi kỷ luật trẻ

Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên trở thành người tốt, mãi mãi hạnh phúc, được mọi người tôn trọng và có thể thích nghi với bất kỳ môi trường nào. Không ai muốn con mình bị xa lánh và bị đối xử như là đứa trẻ hư. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn cố gắng dạy con tính kỷ luật ở nhà và nơi công cộng. Nhưng đôi khi, những mục tiêu mà cha mẹ đặt ra dường như vượt xa những hành vi mà trẻ thể hiện. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy tham khảo những mẹo xử lý mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là quá trình dạy cho con bạn phân biệt được loại hành vi nào có thể chấp nhận và loại nào không. Nói cách khác, kỷ luật dạy trẻ tuân theo các quy tắc. Kỷ luật hiệu quả sử dụng nhiều công cụ khác nhau, như tích cực động viên, làm mẫu, nhắc nhở và yêu thương, hỗ trợ. Đôi khi các hình phạt cũng là một công cụ hiệu quả – nhưng điều đó không có nghĩa hình phạt là một công cụ tốt. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hầu hết phụ huynh đều nản lòng khi gặp các vấn đề liên quan đến việc kỷ luật con cái.

Vai trò của cha mẹ

Một vài bậc phụ huynh đã bỏ cuộc vì gặp phải các rào cản khi cố gắng dạy tính kỷ luật, như:

  • Không tôn trọng và không lắng nghe: “Mẹ đã nói với con cả ngàn lần rằng…!”
  • Trẻ có lắng nghe, nhưng cãi lại hoặc cố ý không tuân theo yêu cầu của bạn về hành vi tốt.

Trách nhiệm của cha mẹ là giúp con trở nên tự lập; tôn trọng kỷ luạt và biết tự kiểm soát bản thân. Người thân, thầy cô, trường học và những người khác có thể giúp đỡ phần nào. Nhưng trách nhiệm chính đối với tính kỷ luật của con thuộc về cha mẹ.

Vai trò của cha mẹ

Hiệp hội Sức khoẻ Tâm thần Hoa Kỳ đưa ra 3 kiểu phụ huynh phổ biến:

  • Một kiểu phụ huynh chỉ cho con thấy lợi ích của hành vi tốt; hậu quả của hành vi xấu và tình yêu thương của bố mẹ một cách rõ ràng. Phụ huynh cho phép con linh hoạt giải quyết vấn đề và hợp tác với đứa trẻ khi đối phó với những thử thách. Đây là hình thức nuôi dạy con hiệu quả nhất.
  • Một kiểu phụ huynh độc đoán đưa ra những kỳ vọng và hậu quả rõ ràng; nhưng ít thể hiện tình cảm đối với đứa con của mình. Kiểu phụ huynh này thường nói những điều như: “Vì mẹ là mẹ, nên con phải nghe lời”. Đây là hình thức nuôi dạy con kém hiệu quả.
  • Một kiểu phụ huynh thể hiện rất nhiều tình cảm đối với con; nhưng lại ít kỷ luật. Đây là hình thức nuôi dạy con kém hiệu quả.

Không làm con bẽ mặt chốn đông người

Bạn thường bị kích động và hà khắc với bé hơn khi có nhiều người lớn khác. Bằng cách đó, nhiều người sẽ đánh giá cách dạy con của bạn. Vì thế cần dẫn con đến chỗ khác và trò chuyện riêng với con. Bởi kỷ luật nơi đông người sẽ làm bé bị bẽ mặt.

Luôn tìm cách để kết nối lại với con

Nếu trước đó bạn đã lỡ kỷ luật con bằng cách mắng chửi, đánh đòn, cấm túc. Và sau đó bạn luôn hối hận vì mình là một phụ huynh dở tệ. Nhưng việc tự trách mình có thể làm bạn sa đà vào việc bù đắp cho con muốn gì được nấy hơn. Vậy nên, hãy tỉnh táo để khắc phục lại bằng cách kết nối lại. Hãy đến bên con và hài hước “vừa rồi mẹ đáng sợ quá nhỉ; có thể diễn lại cho mẹ xem vừa rồi mẹ như thế nào không?!”. Không bao giờ là quá muộn, hãy tìm một cái cớ; nhớ đến một việc tiến bộ của con để nói: mẹ thấy gần đây con đã thay đổi và rất giỏi, nên mẹ thấy chúng ta sẽ cam kết bỏ những hình phạt như đánh đòn, cấm đoán con nhé.

Khi con sắp quấy khóc, ăn vạ, điều hướng con đến chuyện khác

Khi con sắp quấy khóc, ăn vạ, điều hướng con đến chuyện khác

Mọi ý thích, hành vi của trẻ đều là bản năng. Bố mẹ thông minh luôn hiểu rằng hơn ai hết mình chính là người phải “cầm cương” được con ngựa bản năng đó bằng những cách dễ chịu nhất cho cả hai. Khi bé muốn chơi tiếp ở siêu thị, không chịu về; hãy chọn đùa con và chạy đi “đố con bắt được” và chạy về hướng đậu xe. Sau đó cùng con cười giỡn và ra về. Không cần lúc nào cũng nghiêm trọng hoá và giảng giải biến bé thành “bà cụ non hiểu lí lẽ”. Trên đường về hãy điều hướng hỏi bé rằng: ở siêu thị rất vui; nhưng trên đường về nhà cũng rất vui phải ko con?

Nếu con là một đứa trẻ quá khôn lanh, hãy thật cẩn thận “bút sa gà chết”

Khi cha mẹ mất bình tĩnh chửi mắng lớn tiếng, thì bé sẽ lấy lỗi sai của chúng ta ra làm trọng tâm; và cố dồn ép rằng do ba/mẹ sai trước. Lúc đó không còn cách nào khác bạn phải thừa nhận để chuyển sự chú ý của bé. Thẳng thắn thừa nhận lỗi sai với con và cùng nhau rút kinh nghiệm. Bằng cách đó bé sẽ không nhớ đến lỗi của cha mẹ; mà bé sẽ nhớ đến việc sẽ cùng nhau rút kinh nghiệm vào lần sau.

Nếu con là một đứa trẻ quá khôn lanh, hãy thật cẩn thận "bút sa gà chết" 

Với bé trên 4 tuổi, luôn hỏi con cách khắc phục mỗi khi phạm sai lầm. Bé phải nói ra để tập dần với việc tự chịu trách nhiệm. Thay vì khi phạm sai lầm, đều có ba mẹ bên cạnh đưa ra cách giải quyết và bé chỉ thực thi. Sau này bé sẽ rất lúng túng và không có bản lĩnh tự sửa sai.

Luôn ân cần hướng dẫn

Thay vì đưa ra yêu cầu “con đi cất đôi dép vừa mang về ngay”; hãy gợi ý để trẻ tự điều chỉnh hành vi “mẹ thấy đôi dép con đi về còn để ngoài cửa, con ra xem phải không?”. Hoặc như bé quên tắt đèn nhà vệ sinh “Con có nhớ rằng mình đã tắt đèn nhà vệ sinh chưa; con vào kiểm tra thử xem nhé”. Sự ân cần luôn hiệu quả hơn khi bạn cáu giận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *