Trong y học, cá chép chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng an thần. Khi bị sẩy thai hoặc động thai, mẹ bầu nên ăn cháo cá chép để an thai. Cháo cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, phốt pho, sắt, canxi, protein,… có tác dụng hỗ trợ và nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong giai đoạn an thai. Chính vì vậy, cháo cá chép là món ăn được mọi bà bầu yêu thích và lựa chọn hàng đầu khi mang thai. Tuy nhiên vấn đề ốm nghén khiến nhiều người lo lắng không ăn được cá chép. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nấu cháo cá chép đậu xanh, đậu đỏ cho bà bầu nhé!
Mục lục
Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu
Thịt cá chép chứa nhiều dinh dưỡng giúp bà bầu an thai, giúp thai nhi thông minh nhưng vấn đề “ốm nghén” lại ngăn cản nhiều mẹ bầu ăn cá vì tanh. Dưới đây là cách nấu cháo cá chép đậu xanh, đậu đỏ cho bà bầu thơm ngon, không tanh, dễ ăn nhất.
Thịt cá chép chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: đạm, chất béo, photpho, vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6, B9, B12) tốt cho quá trình tạo máu, vitamin A, vitamin E, viatamin K, PP, lysine, sắt, kẽm, kali, magiê, selen, leucine…
Chất đạm trong cá chép dễ tiêu hóa hơn so với các loại thịt khác nên ăn cá chép giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Bà bầu ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.
Lưu ý: Cá chép không nên ăn cùng thịt gà, thịt chó. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép vì có thể sinh ra độc tố gây chết người.
Hướng dẫn nấu canh cá chép ngon, không tanh
Cách nấu cháo cá chép đậu xanh
Nguyên liệu: 2 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm nhỏ đậu xanh, 1 con cá chép, gừng, hành lá, thì là, hành khô.
Cách làm:
Cá chép làm sạch, đánh vảy, bỏ ruột, bỏ mang… chặt khúc, rửa sạch cá dưới vòi nước.
Để món cá chép thơm ngon hơn, cho một chút gừng đập dập, cho nước vào đun sôi rồi thả cá luộc chín. Chờ khi các khúc cá nguội đem lọc bỏ xương cá lấy thịt cá. Ướp thịt cá với 1 thìa nước mắm, một chút hạt tiêu mới chuẩn bị nấu cháo.
Hành khô thái mỏng phi thơm cùng chút dầu ăn, đổ bát thịt cá vào đảo đều cho thịt cá chín săn lại.
Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh đem vo sơ qua rồi trộn đều vào nhau. Cho tất cả gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc cá để ninh nhừ. Nêm gia vị cho vừa miệng.
Múc cháo ra bát, rắc thịt cá, hành lá, thì lá thái nhỏ lên trên và ăn khi còn nóng.
Cách nấu cháo cá chép đậu đỏ
Nguyên liệu: Thịt cá chép đã làm sạch, 100g gạo nếp,100g đậu đỏ, một ít trần bì và táo đỏ. Gừng, rau mùi, hành lá, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
Đậu đỏ và gạo đem ngâm trước khi nấu 30-60 phút để cháo nhanh chín.Gừng thái lát mỏng. Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
Cho tất cả gạo, đậu đỏ, táo đỏ, trần bì vào nồi nước luộc cá. Đun cho tới khi tất cả chín nhừ mới đổ phần thịt cá đã xào sơ vào nồi cháo.
Khuấy đều thịt cá và cháo thành hỗn hợp sánh, nêm nếm gia vị vừa miệng. Múc cháo ra bát rồi rắc thêm rau mùi, hành lá bên trên. Ăn cháo khi cháo còn nóng.
Những lưu ý khi ăn cháo cá chép
Trước khi nấu cháo cá chép cho bà bầu, người nấu cần phải làm sạch cá, đánh vảy sạch sẽ, bóc mang cẩn thận vì phần dưới vảy và mang cá chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không làm sạch có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Hơn nữa, cần bỏ phần hết phần nội tạng cá đi vì trong mật cá chép có chứa cypronol sulfat và các loại acid mật khác có thể khiến mẹ bầu bị buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí có thể tử vong do suy gan, thận cấp,..
Mỗi tuần, mẹ bầu nên ăn cháo cá chép từ 1-2 lần. Có thể thay đổi cách nấu để tránh nhàm chán khi ăn.