Các vấn đề về đau cổ và biện pháp ngăn ngừa

Đau cổ là bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Việc điều trị cũng có rất nhiều phương pháp để áp dụng. Như điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ. Bên cạnh đó việc phòng ngừa căn bệnh này cũng rất dễ áp dụng. Căn bệnh này tuy rằng không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc hàng ngày. Cho nên giải pháp ngăn ngừa là việc cần thiết. Nếu có điều kiện có thể đến các trung tâm chuyên nghiệp để tiến hành điều trị.

Đau cổ và các triệu chứng

Cổ có nhiệm vụ giữ phần đầu nặng khoảng 11 pound (gần 5 kilogram) – trọng lượng tương đương với một quả bóng bowling. Cổ bao gồm phần xương ở trên cùng của cột sống, cùng với các cơ và dây chằng. Hỗ trợ đầu trong suốt cả ngày. Điều này đòi hỏi cổ phải được giữ cân bằng.

Hơn 1/4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị đau cổ nhức mỏi. Tình trạng này thường không phải là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Nếu cổ bị đau, bạn cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do bạn giữ nguyên đầu ở vị trí bất thường trong khi làm việc trên máy tính, lái xe hoặc làm các công việc khác
  • Cơ bắp bị căng hoặc co thắt
  • Khó cử động cổ hoặc đầu
  • Đau đầu

Bệnh đau cổ

Một số nguyên nhân gây đau cổ

Nhiều yếu tố có thể khiến cổ bị đau, bao gồm:

  • Sinh hoạt sai tư thế
  • Phải chuyển động đầu cổ lặp đi lặp lại
  • Thói quen ngủ không tốt
  • Nghiến răng
  • Mang túi nặng trên vai
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Chơi thể thao hoặc chấn thương khác
  • Tai nạn xe
  • Viêm khớp
  • Nhiễm trùng
  • Khối u
  • Gãy hoặc xẹp đốt sống, có thể liên quan đến chứng loãng xương
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Đau cơ xơ hóa
  • Hẹp ống sống

Chẩn đoán đau cổ bằng cách nào?

Đến khám bác sĩ nếu cơn đau cổ trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị, ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian hoặc xuất hiện kèm theo cảm giác tê, yếu, ngứa ran và đau ở cánh tay và chân.

Bác sĩ của có thể hỏi bệnh như sau:

  • Cơn đau bắt đầu từ khi nào?
  • Bạn có tiền sử bị thương không?
  • Bạn có bị tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc bàn tay không?
  • Cử động cổ có làm cơn đau nặng hơn hay đỡ hơn không?
  • Ho hoặc hắt hơi có làm nặng thêm cơn đau không?

Các cơ sở y tế cũng có nhiều công cụ để tìm ra vấn đề. Bao gồm chụp X-quang, MRI, CT scan, EMG (điện cơ) hoặc xét nghiệm máu.

Nguyên nhân đau cổ

Phân loại tình trạng cổ bị đau

Đau cổ là một trong tình trạng dễ gặp phải hiện nay. Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhưng khi mắc bệnh, bạn cũng cần chú ý để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của bệnh. Hạn chế tối đa những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra. Đối với tình trạng cổ bị đau, có thể chia làm hai loại chính, cụ thể:

Cổ bị đau cấp tính

Cổ bị đau cấp tính là tình trạng đau xuất hiện một cách đột ngột và bất ngờ. Thông thường loại đau này xuất hiện là do khi ngủ bạn nằm sai tư thế hoặc gặp chấn thương trong lao động, sinh hoạt hằng ngày gây căng giãn dây chằng cổ quá mạnh.

Hiện tượng đau này có thể tự hết trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi dây chằng đã có thể trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm mức độ đau đớn.

Cổ bị đau mạn tính

Tình trạng thứ hai chính là đau cổ mạn tính. Cổ bị đau mạn tính là tình trạng đau diễn ra lâu ngày. Và thường có dấu hiệu tái phát nhiều lần trong một khoảng thời gian. Đi cùng với cảm giác đau thì vùng cổ còn xuất hiện các triệu chứng khác. Như: tê vùng cổ và lan dần xuống cánh tay, đau kéo dài lên đầu, vai gáy xuất hiện cảm giác mỏi, khi vận động mạnh sẽ gây ra đau đớn khó chịu. Nếu bạn đang có những dấu hiệu này hãy đến gặp bác sĩ. Để được tư vấn và có phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả, chính xác.

Các phương pháp điều trị đau cổ

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu, đeo đệm cổ hoặc nắn cổ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể cần tiêm cortisone hoặc thậm chí phẫu thuật. Khi được điều trị, cổ của bạn thường sẽ hết đau trong vài ngày.

  • Sử dụng các loại thuốc như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen có tác dụng giảm đau hiệu quả
  • Chườm một túi đá lên cổ trong 2 – 3 ngày đầu để giúp giảm sưng
  • Sau đó, sử dụng nhiệt ẩm, như vòi sen nước nóng hoặc miếng khăn thấm nước ấm để giúp thư giãn cơ
  • Ngoài ra còn có các bài tập để bạn thực hiện tại nhà hoặc ngay trước máy tính tại nơi làm việc. Để nhẹ nhàng căng giãn cơ cổ. Ví dụ như cuộn vai trước sau theo hình tròn. Ấn hai bả vai vào nhau và giữ nguyên trong vài giây. Từ từ quay đầu từ bên này sang bên kia
  • Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để được nắn khớp xương và chăm sóc thần kinh cột sống. Hoặc chuyên gia xoa bóp mát-xa cổ, châm cứu để giảm đau trong thời gian ngắn

Ngăn ngừa đau cổ

Những cách phòng ngừa cổ bị đau

Điều chỉnh tư thế sinh hoạt sẽ có tác dụng khắc phục tình trạng đau cổ

  • Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, sao cho vai, hông và đầu thẳng hàng
  • Điều chỉnh ghế hoặc máy tính để bàn. Sao cho màn hình máy tính ngang tầm mắt, sử dụng bàn phím và chuột tiện dụng
  • Thường xuyên nghỉ giải lao để đứng lên và vươn vai. Cân nhắc đặt báo thức để điều chỉnh lại tư thế trong khi làm việc hoặc lái xe thời gian dài
  • Không kẹp điện thoại vào giữa tai và vai. Thay vào đó, hãy sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe nếu không thể cầm điện thoại nói chuyện
  • Giới hạn thời gian cúi xuống nhìn vào điện thoại thông minh. Tốt nhất là từ bỏ thói nghiện smartphone, chăm chăm vào điện thoại trong nhiều giờ
  • Tránh mang túi nặng có dây đeo một bên vai
  • Hạn chế lái xe trong thời gian dài. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu sau vô lăng, bạn nên điều chỉnh ghế và sử dụng thêm gối kê cổ sao cho thoải mái nhất
  • Ngoài ra, không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa đau cổ

Áp dụng những biện pháp hỗ trợ

Nếu cổ bị đau khi bạn thức dậy mỗi sáng, hãy thử một chiếc gối khác chất lượng hơn. Một số người nhận thấy rằng chiếc gối tương đối phẳng hoặc được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cổ sẽ rất hữu ích. Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng thay vì nằm sấp. Cũng giúp cho các cơ và dây chằng ở cổ được nghỉ ngơi cần thiết. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng một tấm nệm vững chắc hơn. Và đeo miếng bảo vệ miệng nếu có thói quen nghiến răng vào ban đêm. Thư giãn trước khi đi ngủ cũng là một cách hay.

Căng thẳng có thể khiến bạn căng cơ ở cổ. Vì vậy hạn chế stress có thể giúp điều trị và ngăn ngừa cổ bị đau. Bạn có thể chọn thư giãn bằng nhiều cách. Bao gồm nghe nhạc, thiền, đi du lịch nghỉ, dành thời gian cho sở thích riêng…

Luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp. Để ngăn ngừa chấn thương, cải thiện tư thế để giảm bớt và ngăn ngừa chứng cứng cổ. Cũng như giảm bớt căng thẳng liên quan đến đau cổ nhức mỏi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *