Cây mã đề là một trong những dược liệu tự nhiên có ở nước ta và được biết đến là một trong những vị thuốc đông y quan trọng. Cây mã đề có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường tiết niệu, tiêu hóa và cả những bệnh ngoài da. Để mọi người hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng của cây mã đề cũng như cách sử dụng loại cây này một cách hiệu quả, cũng như hiểu rõ về các bài thuốc chữa bệnh, sau đây chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin hữu ích và quan trọng nhất về cây mã đề.
Mục lục
Giới thiệu cây mã đề
Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én.
Tên khoa học Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaisnc).
Thuộc họ Mã đề Plantaginaceae.
Theo thuyết của Lục cơ (cổ) thì loài cây này hay mọc ở vết chân ngựa kéo xe nên gọi tên (mã là ngựa, đề là móng chân).
Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây.
1. Xa tiền tử: Semen Plantaginis – là hạt phơi hay sấy khô.
2. Mã đề thảo: Herba plantaginis-là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô.
3. Lá mã đề: Folium plantaginis-là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Mô tả cây mã đề
Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ờ ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tổn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
Phân bố, thu hái và chế biến mã đề
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp nước ta. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen. Thường trồng vào mùa xuân và mùa thu nhưng tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải, đất tốt cây rất to.
Vào tháng 7-8 quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập và giữ lấy hạt, rây qua rây rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khí dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay khỏ.
Thành phần hóa học có trong loại cây này
Toàn cây chứa một glucozìt gọi là aucubin
Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vi-tamin c, vitamin K, yếu tố T (có người gọi là vitamin T), axit xitric.
Trong hạt chứa nhiều chất nhầy, axit plantenolic, adenin và cholin.
Tác dụng dược lý mà nó mang lại
Tác dụng lợi tiểu, chữa ho
Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng urê, axít uric và muối đều tăng (thí nghiệm trên thỏ, chó và người ).
Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7giờ, mạnh nhất sau khi uống 3 đến 6 giờ. Kết quả chữa ho, trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thì nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tác dụng chữa ho này không trở ngại đến sự tiêu hóa và cũng khòng có tác dụng phá huyết. Cho nên tác dụng chữa ho của mã đề khống giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.
Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết, làm tăng sự bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa; tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.
Tác dụng kháng sinh
Nước sắc mã đề (toàn cây 1ml=1g mã đề) có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Mã đề tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụn nhọt đỡ nung mủ, đỡ bị viêm tấy .
Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiêm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.
Công dụng và liều dùng cây mã đề
Từ thời cổ, mã đề được nhân dân ta và Trung Quốc dùng làm thuốc. Theo sách cổ, mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc, vào 3 kinh can, thận và tiểu trường. Tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chữa đẻ khó, ho, trừ đờm, chỉ tả (cầm đi ngoài), sáng mắt, thuốc bổ.
Trên thực tế, mã đề được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc. Hay dùng làm thuốc ho cho trẻ em, nhưng nhược điểm của loại thuốc này là gây cho trẻ đái dầm.
Dùng ngoài: Nhân dân ta và nhân dân Liên Xô cũ dùng lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc có sử dụng mã đề
Thuốc lợi tiểu: Xa tiền tử 10g, cam thảo 2g, nước 600ml (3 bát), sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo (cây mã đề) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Đun sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, thì có thể thay bằng đường cho đủ ngọt mà uống.
Các bài thuốc từ cây mã đề giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh
Viêm cầu thận cấp tính
- Cây mã đề giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Người ta dùng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo, quế chi và cam thảo 6g trộn đều với nhau. Mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn.
Viêm cầu thận mạn tính
- Mã đề 16g
- Phục linh 12g
- Hoàng bá 12g
- Rễ cỏ tranh 12g
- Hoàng liên cần 12g
- Mộc thông cần 8g
- Trư linh 8g
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.
Viêm bàng quang cấp tính
- Mã đề 16g
- Hoàng liên 12g
- Phục linh cần 12g
- Hoàng bá đo một lượng 12g
- Trư linh sẽ có 8g
- Rễ cỏ tranh, mộc thông cần 8g
- Bán hạ chế và hoạt thạch
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.
Viêm đường tiết niệu cấp
- 20g mã đề
- 15g bồ công anh
- 15g hoàng cầm
- 15g lá chi tử
- Các loại thảo dược khác như: Kim tiền, cây nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và cam thảo
Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn trong vòng 10 ngày.
Viêm bể thận cấp tính
- 50g mã đề tươi
- 50g loại rễ cỏ tranh tươi
- Nửa kí cỏ bấc đèn tươi
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng (chia làm 2 lần uống), sử dụng trong 5 – 7 ngày.
Chứng phổi nóng và ho dai dẳng:
- Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ mỗi ngày chia làm 3 lần uống, tốt nhất nên uống nóng mỗi lần cách nhau 3 giờ.