Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng sâu răng cửa ở trẻ em

Sâu răng cửa ở trẻ em đang là loại bệnh lý về răng miệng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Răng sâu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm đau nhức ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hàm răng vĩnh viển của trẻ về sau này. Tại sao ngày nay có rất nhiều trẻ em bị sâu răng cửa? Cha mẹ phải làm gì để khắc phục khi bé bị sâu răng cửa? Có nên nhổ bỏ răng cửa khi bị sâu hay không? Cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Nhận biết dấu hiệu bị sâu răng cửa ở trẻ em

Trẻ nhỏ thường bị sâu răng, đặc biệt là răng cửa do thói quen hay ăn đồ ngọt, bánh kẹo và uống nước có gas nhưng không biết cách vệ sinh răng miệng. Trẻ bị sâu răng cửa không chỉ làm mất thẫm mỹ bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn răng khi con trưởng thành. Sâu răng cửa ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, không chỉ làm mất thẩm mỹ của hàm răng mà còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hàm răng của trẻ về sau. Vì thế, ba mẹ cần có cách phát hiện để xử lý sớm nhất, hạn chế tình trạng xấu xảy ra.

Sâu răng cửa ở trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Sâu răng cửa thông thường phát triển ở các kẽ răng và chân răng. Vì vậy dấu hiệu đầu tiên để nhận biết là xuất hiện các vệt chấm đen và lỗ hỗng ở các kẽ răng, chân răng và mặt sau của răng.
  • Vùng lợi bao quanh có dấu hiệu sưng viêm, đỏ thẫm và chảy máu, nhất là sau khi đánh răng.
  • Trẻ có dấu hiệu quấy khóc và chán ăn do sâu răng gây đau nhức.
  • Với những trẻ bị sâu răng cửa nặng thì có thể răng bị lung lay và mẻ thành từng mảnh nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng cửa

Sâu răng cửa có thể ở xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh làm tổn thương men răng, gây hư hại ngà và có thể phát sinh các triệu chứng khó chịu như ê buốt, đau nhức, sưng lợi, răng có chấm đen hoặc lỗ hổng… Trẻ bị sâu răng cửa có thể là do các nguyên nhân sau đây:

Tính chất răng

So với người trưởng thành, răng cửa của trẻ có kích thước nhỏ, ngà và men răng mỏng hơn, vì thế mà vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập và gây sâu răng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng cửa

Thói quen ăn uống

Trẻ nhỏ thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, nước có gas… Các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng các mảng bám, tạo điều kiện để vi khuẩn bùng phát mạnh và gây sâu răng.

Vệ sinh răng miệng kém

Ở độ tuổi nhỏ, trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc vệ sinh răng miệng và chưa biết cách chải răng đúng cách. Trẻ vệ sinh răng miệng kém cùng với chế độ ăn nhiều đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng cửa ở trẻ nhỏ.

Di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ nhỏ bị sâu răng sớm có thể là do hệ quả của mẹ mắc các bệnh nha khoa trong thời gian mang thai. Các bệnh lý này làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến men răng và các thể trạng của trẻ.

Thói quen dùng răng cắn đồ vật

Thói quen dùng răng cắn đồ chơi, vật dụng, quần áo… của trẻ nhỏ có thể gây hư hại men răng và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập làm sâu răng cửa.

Sâu răng cửa ở trẻ khi nào nên nhổ bỏ?

Răng cửa mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng vị trí răng của trẻ sau này, cũng như góp phần giúp trẻ phát âm tròn vành rõ chữ và ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như dưới đây thì việc nhổ răng cửa được các chuyên gia đánh giá là cực kỳ cần thiết để giúp trẻ loại bỏ những chiếc răng bị tổn thương, bảo vệ cấu trúc răng hàm và định hướng phát triển răng nhanh nhất cho trẻ.

Chỉ định nhổ răng cửa sâu với các trường hợp sau:

  • Răng cửa lung lay và không thể tự rụng
  • Răng cửa bị sâu, gây đau nhức, sốt và ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
  • Răng bị viêm tủy, không thể giữ lại.
  • Răng cửa bị viêm, nhiễm trùng chóp răng.

Tình trạng bị sâu răng cửa ở trẻ em có đáng lo không?

Trẻ bị sâu răng cửa thường không quá nghiêm trọng nếu được xử lý đúng cách. Tình trạng răng sâu sẽ được kiểm soát và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trưởng thành. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, răng cửa của trẻ có thể rụng sớm khiến khuôn răng bị lệch, làm ảnh hưởng cấu trúc hàm.

Ngoài ra, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng và mô mềm; khiến mầm răng bị hư hại nặng nề. Trường hợp xấu nhất, răng trưởng thành có thể không mọc lại và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, sâu răng cửa ở trẻ nhỏ còn ảnh hưởng đến ăn uống, vui chơi và giao tiếp. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm sức khỏe, khiến trẻ mất ngủ và sụt cân.

Tình trạng bị sâu răng cửa ở trẻ em có đáng lo không?

Một số cách khắc phục bệnh sâu răng cho trẻ nhỏ hiệu quả

Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để xem xét mức độ tổn thương của răng; và được đề xuất biện pháp điều trị răng miệng khoa học. Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát bề mặt răng và chụp X-Quang để đánh giá tình trạng hư hại. Từ đó dựa vào kết quả chẩn đoán, trẻ có thể được chỉ định các biện pháp sau:

Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride

Nếu trẻ bị sâu răng ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể cho trẻ dùng kem đánh răng chứa fluoride để làm thúc đẩy tái khoáng và tăng độ chắc khỏe cho răng.

Thuốc bôi kháng sinh

Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi kháng sinh; để ức chế vi khuẩn và làm chậm lại quá trình hủy khoáng. Loại thuốc này được chấm trực tiếp lên phần răng bị hư hại.

Trám răng

Nếu sâu răng cửa có gây lỗ hổng và làm biến dạng hình thể răng; bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần sâu và hàn trám răng bằng các vật liệu nhân tạo. Biện pháp này giúp điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng; phục hồi hình dáng và chức năng của răng.

Nhổ răng

Với các trường hợp răng sâu bị hư hại và biến dạng nghiêm trọng; bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng để tránh gây tổn thương đến mầm răng; mô lợi và các răng kế bên. Trẻ nhỏ sau khi nhổ răng vẫn có khả năng mọc răng lại như bình thường.

Để tránh tình trạng trẻ bị sâu răng cửa; mẹ nên hướng dẫn cách chải răng và chăm sóc răng cho trẻ; có thể cho trẻ súc với nước muối sau khi chải răng để làm sạch toàn diện men răng. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung canxi để răng chắc khỏe hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *