Hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bệnh bạch hầu thường xảy ra ở ở trẻ em giai đoạn dưới 15 tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị cho trẻ kịp thời thì sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh ở trẻ nặng hơn là suy tim và tử vong. Cha mẹ rất dễ nhầm lẫn viêm mũi họng với bệnh bạch hầu. Cha mẹ cần biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh bạch hầu ở trẻ em để có thể xử lý sớm tránh biến chứng nguy hiểm. Tất cả những thông tin cần thiết về căn bệnh bạch hầu sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh bạch hầu ở trẻ em là gì?

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do độc tố của vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheria) gây ra. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính làm hình thành giả mạc ở hầu họng, thanh quản, tuyến hạnh nhân, mũi … Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, da, kết mạc mắt …

Bệnh bạch hầu có thể lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tính lây lan rộng, nên bắt buộc người bệnh hay gia đình bệnh nhân phải khai báo để cơ quan chức năng có các biện pháp kiểm soát, cũng như phòng tránh dịch lây lan trên diện rộng.

Vi khuẩn bạch hầu lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật có dính dịch tiết của người nhiễm bạch cầu. Sau 2 tuần bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể sẽ lây bệnh cho người khác.

Độc tố từ vi khuẩn bạch hầu có thể gây ra viêm cơ tim, liệt cơ, thậm chí là tử vong. Tuy đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu ở trẻ nhưng trong giai đoạn bệnh tiến triển, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thận, tim và hệ thần kinh của bệnh nhân.

Vì sao bệnh bạch hầu lại nguy hiểm cho trẻ em?

Đây là một bệnh vừa nhiễm độc vừa nhiễm trùng. Người bị bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng nặng. Độc tố bạch hầu gây viêm cơ tim, liệt cơ dẫn đến nguy cơ tử vong trong vòng 6 ngày. Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong là 5% – 10%, con số này được ghi nhận cao gấp 3 lần tỷ lệ tử vong do Covid-19 gây ra.

Hiện nay, đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu. Tuy nhiên trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho hệ thần kinh, thận và tim của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên đến 3%. Ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ này còn cao hơn.

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn gây bệnh bạch hầu chỉ gây ra bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi khiến dịch lây lan âm thầm trong cộng đồng, rất khó khoanh vùng và kiểm soát.

Vì sao bệnh bạch hầu lại nguy hiểm cho trẻ em?

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu ở trẻ em

Triệu chứng bệnh bạch hầu ở trẻ thường xuất hiện trong 2-5 ngày sau khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Có trường hợp trẻ không xuất hiện triệu chứng nào nhưng cũng có trường hợp trẻ có các triệu chứng nhẹ như khi bị cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch hầu ở trẻ là việc hình thành mảng dày màu xám ở amidan và họng. Bên cạnh đó, nó cũng kèm theo những triệu chứng khác như sau:

  • Sốt
  • Sưng tuyến ở cổ
  • Ớn lạnh
  • Sưng họng, viêm họng
  • Chảy nước dãi
  • Ho
  • Da tái xanh
  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng

Ngoài ra, trong thời gian bệnh bạch hầu tiến triển có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Thị lực thay đổi
  • Khó nuốt, khó thở
  • Nói lắp
  • Dấu hiệu sốc: da tái, tim đập nhanh, lạnh run, ra mồ hôi …

Hơn nữa, tùy theo vị trí của bệnh mà bệnh bạch hầu ở trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau như:

Mũi trước

Sổ mũi, ở mũi có mủ (có thể xuất hiện máu), xuất hiện giả mạc trắng nằm ở vách ngăn mũi …

Họng và amidan

Đau rát cổ họng, sốt nhẹ, bỏ ăn, mệt mỏi, xuất hiện lớp giả mạc màu trắng xanh có độ kết dính …

Thanh quản

Giọng khàn, sốt cao, ho nhiều, xuất hiện giả mạc ở thanh quản …

Da

Xuất hiện vết loét ở ống tai, niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục …

Lịch tiêm vacxin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu là tiêm phòng cho trẻ. Hiện nay ở nước ta không có vacxin đơn phòng bạch hầu mà chỉ có những loại vacxin phối hợp có thành phần kháng nguyên bạch hầu như sau:

Trong chương trình Tiêm chủng quốc gia

Mũi 5 trong 1 phòng bệnh ho gà – bạch hầu – uốn ván – viêm gan B – Hib: tiêm ở thời điểm trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi

Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm ở thời điểm trẻ 16 – 18 tháng tuổi.

Vacxin bạch hầu – uốn ván: áp dụng cho đối tượng người lớn có nguy cơ nhiễm bệnh cao được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh.

Lịch tiêm vacxin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ em và người lớn

Trong danh mục vacxin dịch vụ

Mũi 6 trong 1 hoặc mũi 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – viêm gan B – Hib: tiêm ở thời điểm trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ 16 – trẻ 18 tháng tuổi.

Mũi 4 trong 1 phòng bệnh ho gà – bạch hầu – bại liệt – uốn ván: tiêm ở thời điểm trẻ 4 – 6 tuổi.

Vacxin phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà: áp dụng cho đối tượng trẻ trên 4 tuổi và người lớn; mũi này được khuyến cáo tiêm 10 năm/lần.

Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu ở trẻ

Để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu ở trẻ em; Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

  • Đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin phòng bệnh bạch hầu (5 trong 1, 6 trong 1, 3 trong 1); chú ý tiêm chúng đầy đủ, đúng lịch.
  • Vệ sinh, sát khuẩn định kỳ môi trường sống và phòng ở của các bé. Đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho trẻ học tập và vui chơi.
  • Tập cho bé thói quen che mũi miệng khi ho; hắt hơi và thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người; cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và giữ khoảng cách an toàn nhất định.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã có thể biết được bệnh bạch hầu là gì; triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh như thế nào. Giữa thời điểm bệnh dịch căng thẳng bố mẹ hãy chú ý để bảo vệ sức khỏe bản thân; gia đình và cộng đồng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *