Một trong những căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao ở nhóm người lớn tuổi là bệnh đột quỵ. Những biến chứng nguy hiểm của nó có thể bộc phát nhanh chóng. Mà nếu không sơ cứu kịp thời thì tử vong là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó những hậu quả của căn bệnh này cũng gây khó khăn về sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Việc phòng tránh căn bệnh này là điều cần được áp dụng một cách đều đặn. Các phương pháp phòng tránh rất dễ thực hiện và điều yêu cầu là sự kiên trì của con người.
Mục lục
Thông tin về đột quỵ
Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý cấp tính. Thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não gặp gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Ba dạng tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não có ba dạng chính, bao gồm:
- Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Đây là nguyên nhân gây ra 87% trường hợp. Các cục máu đông (huyết khối) bắt đầu xuất hiện trong cơ thể. Bộ phận thường gặp nhất là tim, rồi di chuyển lên não và gây ra tắc mạch máu não
- Đột quỵ do xuất huyết: chiếm khoảng 15% trong số các ca tai biến mạch máu não. Đây là trường hợp phình mạch, gây biến dạng hệ thống mạch máu não. Hình thành các cục máu đông hoặc mảng tụ máu trong động mạch ở cổ hoặc não, gây ra tắc mạch máu não
- Thiếu máu não thoáng qua (TIA): tình trạng thiếu máu não chỉ diễn ra trong khoảng vài phút, trong một giai đoạn ngắn, thường gọi là đột quỵ nhỏ
Những triệu chứng của các cơn tai biến
Việc gián đoạn hoặc suy giảm nguồn cung cấp máu tới não gây tổn thương các mô bên trong não. Các triệu chứng do đó sẽ được biểu hiện ở các bộ phận mà các vùng não bị tổn thương kiểm soát. Bao gồm:
- Cảm giác tê liệt ở cánh tay, mặt và chân, một bên cơ thể
- Môi lưỡi tê cứng, người bệnh bị khó nói, nói ngọng, lắp bắp
- Mặt có dấu hiệu bị méo, không cân xứng, miệng bị lệch
- Gặp vấn đề về thị lực, tầm nhìn bị khó và mờ
- Đau đầu đột ngột và dữ dội, gây mất thăng bằng, thậm chí chóng mặt, buồn nôn
Người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng nguy hiểm trên. Việc được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các hệ quả như tổn thương đến não, tàn phế và tử vong.
Nguyên nhân của đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ). Ngoài ra, các cơn thiếu máu thoáng qua cũng khiến nguồn máu đến não gặp gián đoạn. Nhưng chỉ gây ra những triệu chứng tạm thời, không kéo dài.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy tim
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc đau tim
- Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, hút thuốc lá. Hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động, sử dụng ma túy
- Chế độ ăn uống không hợp lý, dẫn đến thừa cân, béo phì, lượng Cholesterol cao
- Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn;
- Về yếu tố giới tính, nam giới có nhiều nguy cơ tắc mạch máu não hơn nữ giới. Nhưng nữ giới có khả năng bị tử vong cao hơn
- Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh
Các cơn đột quỵ thường có các biến chứng nguy hiểm
Nếu như không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ:
- Tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời. Mức độ phụ thuộc vào khoảng thời gian mà não bị thiếu máu cục bộ và các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng do tế bào não bị tổn thương
- Bị tê liệt, mất khả năng vận động một số cơ hoặc một số bộ phận
- Mất khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và cử động của miệng, gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt
- Suy giảm trí nhớ, nhận thức, khả năng suy nghĩ, khó khăn khi diễn đạt bằng lời
- Ảnh hưởng đến tâm lý, người đã từng trải qua cơn tai biến sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ thu mình và có thể bị trầm cảm
Phương pháp chẩn đoán đột quỵ
Căn cứ vào tiền sử mắc bệnh
Tìm hiểu bệnh sử cá nhân và của gia đình người bệnh.
Căn cứ vào nguyên tắc FAST
Chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng với quy tắc FAST thông qua mặt, tay và lời nói. Cụ thể, các triệu chứng sẽ được quan sát về sự cân xứng khuôn mặt, độ tê và khả năng hoạt động của tay chân. Khả năng nói chuyện có linh hoạt hay gặp khó khăn.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra cận lâm sàn
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng. Để củng cố chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu để xác định lượng đường, độ đông của máu, mức tiểu cầu và xem máu có hiện tượng nhiễm trùng không
- Chụp MRI và CT não để xác định tổn thương ở các mô tế bào và hiện tượng chảy máu não qua các hình ảnh chụp chiếu chi tiết, rõ ràng
- Đo điện tâm đồ để theo dõi hoạt động của tim
- Siêu âm động mạch cảnh
- Siêu âm tim để tìm thấy nguyên nhân gây ra hiện tượng đông máu trong tim của bệnh nhân
Biện pháp điều trị đột quỵ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, “mất thời gian là mất trí não”. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 4 – 5 tiếng. Đối với trường hợp nhồi máu não phải dùng thuốc chống đông máu. Và trong vòng 6 tiếng đồng hồ với trường hợp nhồi máu não phải cần đến can thiệp lấy huyết khối.
Tùy vào tình trạng khẩn cấp của người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp cấp cứu, can thiệp cần thiết:
- Sử dụng thuốc chống đông máu và kết tụ tiểu cầu
- Thuốc làm tan huyết khối, phá vỡ các cục máu đông trong mạch máu não, ngăn chặn biến chứng tổn thương não
- Đặt stent đối với bệnh nhân có thành động mạch bị suy yếu
Sơ cứu người bị đột quỵ
Hướng dẫn sơ cứu cho người bị tai biến mạch máu não:
- Gọi xe cấp cứu ngay lập tức
- Tuyệt đối giữ cho bệnh nhân không bị té ngã
- Không tự ý điều trị như đánh gió, bấm huyệt, châm cứu, cho bệnh nhân uống thuốc huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào
- Theo dõi các biểu hiện của bệnh nhân như co giật, méo miệng, nôn mửa, chóng mặt, mất thăng bằng, loạn trí,…
- Để bảo vệ đường thở, nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng và không cho bệnh nhân ăn uống gì
Liệu pháp hồi phục sau cơn tai biến
- Cơn tai biến mạch máu não có thể khiến bệnh nhân bị giảm khả năng ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức, suy nghĩ. Do đó, các liệu pháp trị liệu ngôn ngữ, nhận thức, rèn luyện trí nhớ và khả năng giao tiếp là vô cùng cần thiết
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh của các bộ phận trên cơ thể, và đặc biệt là sự thăng bằng
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
- Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
- Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
- Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá
Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 – 5 năm. Nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ. Để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.
Một số câu hỏi thường gặp
Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ hay không? Vì sao?
KHÔNG. Tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ. Nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h. Bởi đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Tại sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng nhìn lại những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ. Thế hệ trẻ ngày nay với lối sống thiếu lành mạnh trong chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Như: uống nhiều bia rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ít vận động, làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì, lượng cholesterol quá cao. Thêm vào đó, ngày càng nhiều bạn trẻ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp cao – hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
Thực hư của thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ?
Thử thách này bắt nguồn từ một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được khảo sát ở một nhóm nhỏ đối tượng trong độ tuổi trên 60 và có các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp. Do đó, nghiên cứu này cùng thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ cần được thử nghiệm lại với nhóm đối tượng đa dạng và mở rộng hơn. Vì vậy, để có sự chẩn đoán chính xác về đột quỵ. Người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm. Đặc biệt là tầm soát các bệnh lý nền.