Người cao tuổi và các nhóm bệnh thường gặp

Người cao tuổi là nhóm người cần được bảo vệ sức khỏe trong hệ thống y tế nhà nước. Các quốc gia luôn đề cao tầm quan trọng của việc cung cấp các biện pháp hỗ trợ y tế cho nhóm người này. Những biện pháp dự phòng và điều trị đã được đưa ra. Nhưng việc hiểu biết của các cá nhân cũng cần được đề cao. Nhằm tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống. Người già có rất nhiều bệnh đặc trưng trong nhóm tuổi của họ. Theo các cơ quan của cơ thể mà người ta phân chia thành các nhóm bệnh thường gặp.

Các vấn đề về sức khỏe người cao tuổi

Ở người cao tuổi, cơ thể có những biến đổi về tâm sinh lý nhất định so với tuổi trẻ và tuổi trung niên. Lão hóa: sự sa sút, già đi của cơ thể. Suy giảm hoạt động về số lượng và chất lượng của các cơ quan theo quá trình tự nhiên. Mà không do bệnh lý tác động.

Người già thường ăn uống không ngon miệng, ăn khó tiêu. Vì hệ tiêu hóa giảm hoạt động, các tế bào vị giác trên lưỡi giảm đi. Cơ bị nhão dần, đậm độ xương cũng giảm nên dễ bị loãng xương, gãy xương. Tế bào thần kinh bị thoái hóa nhiều, mạch máu đến nuôi cũng ít dần. Nên dễ bị thiếu máu não, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ. Hay bị lãng tai, nghễnh ngãng.

Khứu giác suy giảm, khó nhận biết và phân biệt các mùi. Mờ mắt do thủy tinh thể và giác mạc bị lão hóa. Dễ bị khó thở do phổi giảm sự đàn hồi, thường thở ngắn, dốc. Nhịp tim chậm, tim hoạt động yếu hơn lúc trẻ. Dễ bị thiếu máu cơ tim, dễ mệt mỏi khi làm việc. Gan teo lại, khả năng lọc máu của gan cũng giảm nên dễ bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc uống.

Thận teo lại, bàng quang co bóp yếu, dễ mắc chứng khó tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Hệ thống kháng thể, miễn dịch bị suy giảm theo tuổi tác. Nên người già dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm da, viêm họng, viêm cơ tim,…Sinh hoạt tình dục giảm. Tâm lý thay đổi, người già có thể mắc một số bệnh về tam thần như trầm cảm, lo âu, stress,…

Người cao tuổi

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh thường gặp ở hệ thần kinh trung ương

Người cao tuổi có nhiều thay đổi ở hệ thần kinh trung ương. Như giảm trọng lượng của não, tỷ trọng của chất trắng và chất xám thay đổi, tổng lượng neuron giảm mạnh và số lượng mảng lão hóa tăng lên. Do đó, người cao tuổi thường chậm chạp, kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ.

Một số bệnh lý thường gặp ở hệ thần kinh trung ương đó là sa sút trí tuệ, parkinson, alzheimer,… Tuy nhiên, sa sút trí tuệ là bệnh lý của hệ nhận thức vì một số người già họ vẫn minh mẫn. Để duy trì trí tuệ minh mẫn, người già được khuyến khích tham gia các hoạt động nhận thức. Ví dụ như chơi các trò chơi hay một khóa học ngắn hạn,…

Bệnh thường gặp ở hệ tim mạch

Quả tim của người cao tuổi thường to hơn và chiếm một thể tích lớn trong lồng ngực. Lúc này hệ thống các nút xoang, phát xung điện điều chỉnh nhịp tim cũng bị ảnh hưởng bởi những biến đổi giải phẫu. Các van tim bị calci hóa và trở nên xơ cứng. Dẫn tới ngăn cản khả năng đóng khít và gây ra bệnh lý về van tim.

Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,…Ngoài ra những bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện rượu bia,…

Để ngăn ngừa lão hóa và có một trái tim khỏe mạnh. Người cao tuổi cần luyện tập thể dục thường xuyên, và thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm những biến đổi bệnh lý.

Hệ tim mạch

Bệnh thường gặp ở hệ hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những bệnh rất hay gặp ở những người cao tuổi. Đặc biệt là người có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá,…. Hay những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như khói bếp, ô nhiễm không khí, nhà cửa chật hẹp, thiếu ánh sáng,… Ngoài ra còn một số bệnh hệ hô hấp thường gặp như: viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi, giãn phế quản,…

Bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn. Do viêm lợi, rụng răng và các bệnh quanh răng. Người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm. Do giảm nhu động thực quản và làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa. Giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch dạ dày dẫn tới giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

Do đó, táo bón là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người già. Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà không được điều trị. Sẽ dẫn tới bệnh trĩ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đủ thành phần và tập thể dục. Sẽ cải thiện tình trạng táo bón và đem lại hiệu quả nhanh.

Viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày – tá tràng, hay trào ngược dạ dày thực quản. Cũng là một trong những bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Và thường gây khó chịu, ăn không ngon và ngủ kém.

Bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu

Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm chuyển hóa. Ở người cao tuổi, trương lực cơ và khối lượng bàng quang giảm. Do đó người già thường mắc chứng són tiểu, tiểu dắt,… đặc biệt là vào ban đêm. Gây ra nhiều phiền toái.

Bệnh hệ tiết niệu

Bệnh thường gặp ở hệ sinh dục

Người cao tuổi thường không được quan tâm đến những thay đổi trong hệ sinh dục – sinh sản. Do quan niệm người già ít hoặc không còn ham muốn tình dục. Hơn nữa, đây là vấn đề tế nhị nên những đánh giá về thay đổi sinh lý thường mắc sai lầm. Do đó, rất nhiều những bệnh lý mà người cao tuổi gặp phải. Như ung thư phụ khoa, yếu sinh lý, teo buồng trứng,… Ngoài ra, một số bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến ở nam giới.

Bệnh thường gặp ở hệ xương khớp

Thoái hóa khớp đốt sống lưng, khớp gối, đau xương, khớp là những bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Đối với nam giới hay gặp nhất là bệnh gút. Khiến cho người bệnh đau đớn, buồn chán và lo lắng, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Bệnh xương khớp ở người cao tuổi thường ảnh hưởng lớn đến chức năng sống. Giảm hoạt động dẫn tới giảm khối lượng xương, cơ và tăng nguy cơ gãy xương ở người già. Do đó, người cao tuổi được khuyến khích tham gia luyện tập để giúp chậm lại quá trình lão hóa. Ví dụ như: khiêu vũ, tập dưỡng sinh,…

Tóm lại, người cao tuổi các hệ cơ quan đã trải qua những thay đổi nhất định. Và những biến đổi này thường dẫn tới nguy cơ tiến triển thành bệnh lý. Do đó, người cao tuổi cần được thăm khám định kỳ. Nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi sinh lý để được can thiệp kịp thời, tránh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *