Trẻ em khi mới sinh vẫn còn khá yếu và non nớt, các bộ phận chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các căn bệnh phổ biến, đặc biệt đó là các bệnh về mắt. Một trong những căn bệnh phổ biến thường xuyên xảy ra là tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ không phát hiện ra sớm để kịp thời chữa trị cho bé rất có thể nó sẽ gây ra nhiều đau đớn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con sau này. Vậy cha mẹ có biết những biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là như thế nào chưa? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp cha mẹ có biện pháp nhanh chóng điều trị an toàn cho con.
Mục lục
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?
Bình thường, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giúp giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi.
Tuy nhiên, nếu ống dẫn này bị viêm tắc hoàn toàn hoặc một phần thì những giọt nước mắt sẽ không thoát ra ngoài được và làm xuất hiện triệu chứng tắc tuyến lệ ở trẻ.
Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, được hiểu là hệ thống thoát nước vùng mắt bị chặn lại. Do đó, khi bé khóc những giọt nước mắt không thể thoát ra ngoài, khiến đôi mắt của bé trở nên ngập nước.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tắc tuyến lệ chiếm đến hơn 20% và đang dần trở thành bệnh phổ biến ở mọi nơi.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do:
- Hệ thống ống tuyến lệ ở trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện, đầy đủ.
- Van ở phần cuối ống lệ không mở đúng thời kỳ, tuyến lệ không rộng rãi dễ bị tắc.
- Tuyến lệ ở khu vực mũi bị viêm cũng tác động đến tuyến lệ mắt.
Ngoài ra trẻ có thể mắc u nang, khối u, hoặc nhiễm trùng gây sưng ở mặt, gây quá nhiều áp lực lên ống dẫn nước mắt. Tuy nhiên những nguyên nhân này ít phổ biến, hiếm gặp.
Những biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị tắc tuyến lệ, có thể bố mẹ sẽ khó phát hiện bởi các biểu hiện khá giống với các bệnh về mắt của trẻ khác. Tuy nhiên, ba mẹ vần có thể nhận diện đúng chuẩn bệnh để điều trị cho bé với các biểu hiện sau:
- Trẻ sơ sinh khóc khàn tiếng nhưng không có nước mắt
- Mí mắt phía dưới của trẻ bị sưng nhẹ hoặc húp mắt do tích tụ dịch tiết ra nhiều.
- Mắt và lông mi của trẻ có thể bị dính lại với nhau sau khi ngủ dậy.
- Khóe mắt của trẻ sơ sinh bị sưng đỏ hoặc khu vực gần mũi có dấu hiệu bị sưng lên
- Tuyến lệ xuất hiện ghèn, ảnh hưởng đến hai mắt khoảng 30% thời gian trong ngày
- Dịch tiết ra từ mắt có thể chảy nước hoặc tiết ra chất nhầy và mủ, tùy thuộc vào vị trí bị tắc nghẽn.
Tình trạng tắc tuyến lệ thường bắt đầu xuất hiện khi bé được 3 tuần tuổi. Đôi lúc, mắt bé sẽ đẫm nước nhưng tuyến lệ vẫn bị tắc. Điều này không gây nhiều khó chịu với con nhưng nếu bé yêu chảy nước mắt hoặc dịch mủ, có ghèn trong một thời gian dài thì ba mẹ nên sớm đưa bé đưa gặp bác sĩ để kiểm tra.
Các biện pháp chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh đơn giản
Để điều trị bệnh ba mẹ hãy áp dụng tùy vào từng biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh để có phương án phù hợp nhất:
Vệ sinh mắt cho trẻ
Sau vài giờ ghèn tích tụ, mẹ hãy dùng 1 chiếc khăn sạch hoặc bông gòn mềm nhúng nước ấm và nhẹ nhàng vệ sinh khu vực xung quanh mắt bé. Mẹ có thể đè nhẹ lên tuyến lệ và lau từ trong khóe mắt ra ngoài; chú ý tránh đụng vào nhãn cầu của con.
Tuyến lệ sẽ nằm giữa mí mắt dưới và mũi; nếu biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở cả 2 mắt; cha mẹ nên dùng bông gòn khác hoặc khăn sạch để lau bên mắt còn lại.
Massage tuyến lệ
Phương pháp massage sẽ giúp trẻ sơ sinh nới lỏng tuyến lệ và dễ làm làm sạch khu vực này. Về cơ bản, mẹ chỉ cần ấn nhẹ vào tuyến lệ; dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới.
Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện biện pháp này đúng đắn nhất. Mát xa tắc tuyến lệ khoảng 2 lần/ngày; nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để không gây tổn thương lên mắt của bé.
Thông tuyến lệ
Nếu áp dụng những biện pháp trên không đem lại hiệu quả; cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kĩ lưỡng. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.
Thông tuyến lệ sẽ thực hiện tầm 10-15 phút bằng việc vệ sinh mắt để lấy ghèn; sử dụng một ống nhỏ linh hoạt vào bên tuyến lệ bị tắc để thông cho bé.
Lưu ý: Phụ huynh cần thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tuyến lệ bị tắc trở lại.
Biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm bé thấy khó chịu. Vì vậy, ba mẹ nên tích lũy một vài kinh nghiệm ở bài viết trên; để có thể điều trị cho bé mỗi khi gặp tình trạng này nhé. Những ngày đầu mới sinh, thường rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc tuyến lệ hay không; mà phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn. Trong trường hợp, trẻ đã thông tuyến lệ vài lần mà không khỏi, cha mẹ cần xin tư vấn bác sĩ để phẫu thuật mở rộng tuyến lệ cho trẻ.