Trẻ nhỏ nhà bạn hay giật mình khóc, thức giấc vào ban đêm? Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc vào ban đêm là do trẻ bị ngứa. Vậy trẻ bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm thì nguyên nhân là do đâu? Hiện tượng ngứa khắp người này có gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé hay không? Có cần phải đi khám bác sĩ ngay trong đêm không? Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa về đêm ở trẻ; Những biện pháp phòng chống, cách khắc phục xử lý cho cha mẹ tham khảo.
Mục lục
Bệnh mẩn ngứa về đêm gây ra nhiều tác hại cho trẻ
Trẻ bị mẩn ngứa về đêm là một trong những hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến các con bị ngứa ngáy, khó chịu và giấc ngủ bị rối loạn hoàn toàn, dần dần làm ảnh hưởng đến sự phát triển về lâu dài. Vì thế, bố mẹ cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để con cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo các chuyên gia, trẻ bị mẩn ngứa về đêm thường xuyên sẽ sinh ra nhiều tác hại như: giấc ngủ rối loạn, da xấu đi, trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, chậm lớn và kém thông minh. Vì vậy, để con có một giấc ngủ ngon, bố mẹ nên chăm sóc và quan tâm bé nhiều hơn.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm khiến con khó ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Theo chuyên gia, bé bị nổi mẩn ngứa về đêm có thể do các nguyên nhân sau:
Gan của trẻ gặp vấn đề
Khi gan bị tổn thương, các chức năng vận hành sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các bé bị mẩn ngứa về đêm.
Bé bị dị ứng thực phẩm
Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng vào buổi tối, trẻ cũng có thể bị nổi mẩn ngứa.
Thời tiết thay đổi
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, thay đổi đột ngột, cơ thể các con chưa kịp thích ứng khiến làn da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Da của trẻ bị mất nước
Khi lượng nước trong cơ thể của trẻ bị giảm nhanh vào ban đêm, các con cũng rất dễ bị mẩn ngứa và khó chịu.
Bé bị mắc các bệnh ngoài da
Một số bệnh ngoài da như rôm, sảy, chàm sữa,… cũng khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm.
Các yếu tố khác
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể do hóa chất trong nước giặt quần áo, phấn hoa hoặc lông của côn trùng,…
Những biểu hiện dễ nhận biết khi trẻ bị mẩn ngứa về đêm
Khi mới bị mẩn ngứa, trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn màu đỏ, sần sùi gây ngứa ngáy và khó chịu, khiến bé không được thoải mái. Càng về sau, những nốt mụn đỏ sẽ lây lan ra những vùng gian khác, gây ngứa nhiều hơn. Da bé sẽ bị sưng tấy, đau, nóng rát ở vùng da bị nổi mẩn rất ngứa. Bé thường quấy khóc, mất ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ.
Khi mới bị mẩn ngứa, trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt mụn màu đỏ, sần sùi. Càng về sau, những nốt mẩn đỏ này sẽ lây lan ra những vùng da khác. Lúc đó, các con sẽ bị sưng tấy, đau rát và ngứa thường xuyên. Ngoài ra, trẻ sẽ quấy khóc suốt đêm và có thể thức đến sáng nếu như không được làm dịu cơn đau.
Cách chữa trị cho trẻ bị mẩn ngứa về đêm
Cha mẹ có thể tham khảo, áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm và phòng tránh một cách hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp giúp bé thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm:
Đảm bảo phòng ngủ được sạch sẽ
Chăn, nệm, ga trải giường, mền và những nơi bé nằm cần được giặt giũ sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ các vi khuẩn có hại giúp các con không bị ngứa về đêm.
Dưỡng ẩm da thường xuyên cho bé
Mẹ nên dưỡng ẩm da cho trẻ ngay sau khi tắm để da bé duy trì được độ ẩm giúp da dịu nhẹ, giảm bong tróc, không bị khô ngứa ngáy. Do da trẻ còn nhạy cảm, vì vậy, các bậc phụ huynh nên sử dụng những loại kem có chứa các thành phần tự nhiên để hạn chế kích ứng, tránh tình trạng bé bị dị ứng với kem.
Vệ sinh cơ thể trẻ trước khi ngủ
Trước khi ngủ, mẹ nên vệ sinh cá nhân cho con sạch sẽ để con không bị mẩn ngứa.
Cắt móng tay, móng chân và tắm gội cho bé mỗi ngày.
Sử dụng nước ấm để lau người cho bé trước khi ngủ.
Ngoài ra, mẹ nên tắm cho bé bằng một số loại thảo dược tốt cho da giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa và chống viêm nhiễm như: Lá khế, lá chè,…
Sau khi tắm xong bố mẹ nên lau khô người bé bằng khăn mềm.
Tuyệt đối không để trẻ gãi vào vùng da bị ngứa, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng.
Sử dụng thuốc trị côn trùng
Nếu trẻ bị côn trùng đốt khi ngủ gây ra mẩn ngứa, các bậc phụ huynh có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng giúp con ngủ ngon hơn.
Lựa chọn trang phục cho trẻ phù hợp
Trước khi đi ngủ, mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để các con không bị ngứa ngáy và ngủ ngon hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ bị mẩn ngứa về đêm
Mẹ nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé khi các con bị nổi mẩn ngứa về đêm. Và nếu chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra mẩn ngứa, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt gà,… để bệnh không nặng hơn.
Ngoài ra, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước giúp tăng cường độ ẩm cho da. Một số loại nước ép các con có thể uống như: Cam, dâu, quýt,…
Chườm lạnh giúp giảm cơn ngứa về đêm
Mẹ có thể sử dụng khăn để bọc đá lạnh, sau đó, để lên vùng da bị ngứa của bé. Cách này có thể giúp các con giảm ngứa và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.