Bệnh xương khớp hay xảy ra ở nhóm người lớn tuổi. Sự thoái hóa do tuổi tác là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến căn bệnh này. Hiện nay y học đã phát hiện ra rất nhiều dạng bệnh xương khớp khác nhau. Việc điều trị được thực hiện với các phác đồ điều trị khác nhau. Nhưng chung quy lại thì cách phòng tránh lại tương tự như nhau. Trong đó chế độ ăn uống – làm việc – vận động là những yêu cầu cơ bản. Điều chỉnh thói quen hàng ngày để phòng tránh căn bệnh này ngay từ bây giờ nhé.
Mục lục
Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng lại thường kéo dài làm cản trở đến sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh đau mỏi xương khớp là căn bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là vào mùa lạnh.
Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp
- Đau khớp: Là triệu chứng hay gặp nhất, đau có thể ít hoặc nhiều. Đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi. Đau do viêm thường đau tăng về đêm, khi thay đổi thời tiết…
- Sưng, nóng và đỏ khớp: Do phản viêm nên gây sưng khớp. Mức độ sưng, nóng, đỏ tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp
- Cứng khớp: Cảm giác khó cử động khớp. Hay xuất hiện vào buổi sáng gọi là cứng khớp buổi sáng. Sau một thời gian không vận động cũng gây ra cứng khớp. Nếu tình trạng cứng khớp buổi sáng trên một giờ là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
- Biến dạng khớp: Khi sụn bị mòn bởi tình trạng viêm khớp có thể xuất hiện biến dạng khớp
- Ngoài ra trường hợp bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp gây ra mệt mỏi, người bệnh có thiếu máu nhẹ…
Các biện pháp phòng tránh bệnh xương khớp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương. Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,…
Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp. Bạn có thể uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ,… Để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… cũng chứa boron – một chất giúp xương chắc khỏe.
Áp dụng chế độ vận động vừa sức
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức cũng giúp chúng ta phòng tránh được các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng. Rồi dần dần nâng lên bài tập nặng hơn. Không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.
Chế độ làm việc hợp lý
Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu. Nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh. Cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Cẩn thận với bệnh cảm để phòng tránh bệnh xương khớp
Tại sao việc phòng tránh bệnh xương khớp cũng phải cẩn thận với bệnh cảm? Có lẽ đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bệnh cảm có các biểu hiện như ho, viêm amiđan, viêm họng,…. Là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp nếu biến chứng của bệnh nặng. Vì vậy, khi bị cảm cúm cần phải cẩn thận, điều trị dứt điểm ho, viêm họng. Để virus không thể sản sinh gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm.
Điều chỉnh cân nặng tránh thừa cân béo phì
Do lực đè nặng lên khớp nên béo phì thừa cân có thể làm tổn thương đến các khớp. Chính vì thế chúng ta cần phải điều chỉnh cân nặng cho hợp lý. Để có thể giảm bớt sức nặng nên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp để tránh các bệnh về xương khớp.