Phong trào nghỉ hưu sớm ở giới trẻ: tự do nhưng đừng tự phát

So với nhiều năm trước đây thì hiện tại số lượng người nghỉ hưu đã ngày càng tăng cao. Nhất là ở độ tuổi còn rất sớm họ đã quyết định nộp đơn nghỉ việc. Việc nghỉ hưu sớm (FI/RE) gần như nở rộ thành phong trào trên khắp thế giới. Theo nhiều nghiên cứu cho hay thì đây là một phần do mọi người đã dần có góc nhìn khác hơn về tiền bạc, họ không còn quá đặt nặng việc kiếm tiền mà thay vào đó muốn tăng trải nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó cũng chính là sự đánh đổi bởi một chế độ kỷ luật bản thân và tiết kiệm từ rất sớm, họ chuẩn bị rất cụ thể cho con đường mình muốn chọn lựa.

Hôm nay hãy cùng tìm hiểu xem quyết định hưu sớm của các bạn trẻ là từ đâu? Những điều đặt biệt cần quan tâm khi muốn nghỉ hưu non và cần tiết kiệm như thế nào để đạt được ước mơ nghỉ hưu từ sớm?

Nghỉ hưu sớm – lựa chọn thiết lập chế độ sống kỷ luật và kiên trì

Phong trào FI/RE đang nở rộ trên thế giới. Đây là viết tắt của cụm từ “financial independence- retire early”. Có nghĩa là “độc lập tài chính, sớm nghỉ hưu”. Với thu nhập cao, các kênh đầu tư ổn định cùng hệ thống an sinh xã hội vững chắc. Vậy nên việc này hoàn toàn khả thi với nhiều người lao động ở các nước phát triển. Họ chỉ cần chăm chỉ kiếm tiền, tiết kiệm 50-70% thu nhập là có thể “về vườn” quanh tuổi 40.

Nghỉ hưu ở đây không phải để chơi không mà là có thời gian để làm những gì mình thích.

Bên Nhật có cô Saki tiết kiệm từ năm 18 tuổi với kế hoạch mua được 3 căn nhà và mở cà phê mèo ở tuổi 35. Nay ở tuổi 33, đã mua đủ 3 nhà đắt tiền cô vẫn chưa bỏ khẩu phần khắc khổ một ngày ăn hết khoảng 35 ngàn đồng.

Shang Saavedra 36 tuổi, chuyên gia tư vấn chiến lược, thu nhập hàng trăm nghìn USD mỗi năm. Cô sống cùng chồng ở Manhattan (Mỹ). Sau thời gian dài tiết kiệm 50% thu nhập, tự may quần áo, nói không với rượu bia, đi tàu điện ngầm thay vì sắm xe riêng và xin quần áo cũ cho đứa con sắp sinh… Họ đã đủ tiền để nghỉ hưu non hai năm trước.

Nghỉ hưu sớm - lựa chọn thiết lập chế độ sống kỷ luật và kiên trì

Kiếm tiền không còn là lựa chọn ưu tiên

Việt Nam cũng không hiếm người thực hành lối sống FI/RE như Nguyễn Thành Trung, 33 tuổi ở Đà Nẵng. Anh đang quản lý 3 công ty thì nghỉ hưu. Anh đi đến quyết định này sau một lần nhập viện vì vẹo cột sống, kế đó sếp bị đột tử. Trước đó, bố và em trai cũng qua đời. Trung cảm thấy đời sống thật vô thường và kiếm tiền không phải ưu tiên của anh nữa.

Với Cù Ngọc Tuyết Xuân, 30 tuổi ở TP.HCM, hưu nghĩa là giảm bớt cường độ công việc. Cô chỉ làm công việc tư vấn tâm lý 3-5 tiếng/ngày, mệt thì nghỉ.

Nhưng gây tranh cãi hơn cả vẫn là trường hợp của Thu Hương từng làm ngân hàng và bảo hiểm ở Hà Nội và Hưng Yên. Cô bạn nghỉ hưu khi mới 27 tuổi với trăm triệu giắt lưng và sổ bảo hiểm xã hội mới đóng một năm. Tất nhiên trước đó cô đã hoàn thành nhiệm vụ mua nhà cho bố mẹ, cũng như đi đây đó du lịch. Giờ cô tập trung vào sống xanh: ăn chay, thiền, yoga, đi xe đạp…

Lựa chọn cuộc sống tăng trải nghiệm nhưng phải có kế hoạch rõ ràng

Hương công bố lịch hoạt động một ngày. Bao gồm những việc như “bắc ghế ra hành lang ngồi ngắm cỏ cây chim chóc mây trời 1 tiếng”, ăn tối xong thì “nghỉ ngơi thư giãn, nhắn tin hỏi thăm bạn bè. Hoặc đơn giản là tắt hết điện đi và ngồi hóng gió, suy ngẫm về cuộc đời”. Đặc biệt buổi tối, cô không dùng điện để cơ thể thuận theo tự nhiên.

Tất nhiên Hương nhận được khá nhiều can gián và căn vặn. Nhưng để ý mọi người toàn đem đời của mình áp vào quyết định của Hương. Cô đâu có chồng con, người thân đau ốm hay nhu cầu ra rạp xem phim… như họ. Hình như mọi người cũng không để ý tới kế hoạch hành động của Hương là học thiền trị liệu trong 4 năm để trở thành chuyên gia. Cô “đi khắp nơi đem những gì trải nghiệm được để chữa lành cho những người cần”.

Lựa chọn cuộc sống tăng trải nghiệm nhưng phải có kế hoạch rõ ràng

Đừng chọn nghỉ hưu sớm khi vẫn chưa có kế hoạch an toàn

Nếu nghỉ hưu sớm khi cơ thể vẫn còn đang sung sức mà lại chỉ “nhàn cư” sẽ khá nguy hiểm. Bạn có thể vỡ nợ do tiêu xài quá mức, bị bệnh tâm lý hoặc mắc các chứng nghiện. Vì vậy các chuyên gia khuyên những ai có ý định theo FI/RE phải lên kế hoạch trước. Để lấp đầy thời gian trống cũng như hạn chế mức chi tiêu trong phạm vi an toàn. Nhưng liệu một cuộc sống như vậy có thực sự tự do. Bởi cuộc sống vốn dĩ là những gì nằm ngoài dự định của chúng ta. Đùng một cái nảy ra COVID-19 chẳng hạn.

Hay như Lê Hải Phong, 28 tuổi ở Hà Nội, một buổi sáng thức dậy bỗng thấy mình bị sốt virus biến chứng. Một tuần trước đó anh nộp đơn xin nghỉ công việc lập trình vì đã tích đủ tiền để hưu non. Đang háo hức với dự định dành 6 tháng chỉ để du lịch rồi quay về mở quán cà phê. Thì giờ Phong phải đi lọc máu và ngồi xe lăn vì bị gout. Kết quả của thời gian dài lạm dụng sức khỏe. Khi bình phục, anh quyết định quay lại công việc nhưng giảm cường độ. Thời gian còn lại để tập thể dục và vẫn nghiên cứu mở quán.

Nên chốt lại, ngoài khoản thu nhập thụ động vững chắc, cũng nên có một đam mê để thay cho công việc khi đã tự do về thời gian.

Lời khuyên cho những người lựa chọn nghỉ hưu non

Hai năm trước, nhà báo Alex Palmer (Mỹ) sau khi phỏng vấn nhiều nhà tâm lý học, xã hội học đã đưa ra một số lời khuyên để có cuộc sống hạnh phúc, bao gồm “không nghỉ hưu sớm”. Với cảnh báo nghỉ hưu sớm có thể không tốt cho đời sống tinh thần. Có những nghiên cứu cho thấy người nghỉ hưu sớm có xu hướng ít hạnh phúc hơn những người đi làm đến 65 tuổi, thậm chí càng nghỉ hưu sớm thì khả năng suy giảm trí nhớ càng nhiều.

Lời khuyên cho những người lựa chọn nghỉ hưu non

Tony, 37 tuổi ở Mỹ nghỉ hưu chưa được 2 năm đã quay lại làm việc bán thời gian trong lĩnh vực công nghệ. Anh tổng kết mấy vấn đề của việc hưu non, trong đó trầm trọng nhất là mất kết nối với mọi người. Đơn giản là khi anh rảnh rỗi thì bạn bè anh vẫn phải đi làm bục mặt.

Tuy nhiên chắc chắn một điều: Những người thực hành lối sống tiết kiệm đến mức khắc kỷ đang làm một việc tốt cho môi trường. Họ tiết kiệm nhiên liệu và giúp chúng ta tái chế. Nói gì thì nói, nghỉ hưu sớm vẫn rất hay. Chỉ có điều nó không dành cho tất cả mọi người, kể cả người đã tiết kiệm đủ tiền.

Khi muốn lên kế hoạch nghỉ hưu non bạn cần tiết kiệm như thế nào là đủ?

Sẽ không có một con số tuyệt đối nào là chính xác cho số tiền mà bạn cần có trong tài khoản tiết kiệm bởi điều này còn phụ thuộc vào những điều kiện khác nhau của mỗi người. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo số tiền tiết kiệm cần thiết ở các năm mang tính cột mốc trong đời.

Đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn biết được liệu mình đã đi đúng hướng. Luôn có khoản tiền tiết kiệm phù hợp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho bất cứ điều gì có thể xảy ra trong tương lai.

Bạn có thể sử dụng cách đơn giản là nhân mức lương của mình theo hệ số “X” để có được số tiền tiết kiệm mình có theo các độ tuổi khác nhau, theo một báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity.

Cụ thể:

  • Khi 30 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 1 năm thu nhập của bạn
  • Khi 35 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 2 năm thu nhập
  • Khi 40 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 3 năm thu nhập
  • Khi 45 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 4 năm thu nhập
  • Khi 50 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 6 năm thu nhập
  • Khi 55 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 7 năm thu nhập của bạn
  • Khi 60 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 8 năm thu nhập của bạn
  • Khi 67 tuổi: Bạn cần có khoản tiết kiệm tương đương 10 năm thu nhập của bạn

Cảm ơn bạn đã cùng gyvana theo dõi bài chia sẽ hôm nay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *