Rối loạn thần kinh thực vật căn bệnh hay gặp ở người lớn tuổi

Rối loạn thần kinh thực vật là một trong những căn bệnh phổ biến ở nhóm người lớn tuổi. Các triệu chứng biểu hiện của căn bệnh này khiến cho cơ thể suy yếu và hạn chế năng suất lao động. Trong khi nhóm người hay gặp phải bệnh này là nhóm người lao động chủ yếu của gia đình và xã hội. Do đó hệ lụy cho nền kinh tế là không thể tránh khỏi. Đối với gia đình thì căn bệnh này cũng khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn và tạo gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình. Cần thiết phải hiểu biết về các thông tin xung quanh căn bệnh này để thực hiện phòng tránh kịp thời.

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể. Bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… Đây là bệnh ngày càng phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau. Nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị chủ yếu để tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này. Ở mức độ nhẹ đôi khi chỉ dùng an thần, vitamin C, sinh tố, tâm lý liệu pháp, chế độ sinh hoạt điều độ sẽ cân bằng trở lại. Song, đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ. Như bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày – tá tràng… khá phức tạp, có khi phải phẫu thuật. Vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa thần kinh. Để xác định mức độ rối loạn thần kinh thực vật và điều trị hợp lý.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn phải kể đến các nguyên nhân đặc trưng. Như: các bệnh tự miễn, hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư). Hoặc do tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.

Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối. Mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường. Như: bệnh đái tháo đường, một số bệnh truyền nhiễm… cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật. Dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật

Nhịp tim sẽ được điều tiết bởi thần kinh tim trực thuộc hệ thần kinh thực vật (không nằm trong tim) và hệ thống điện tim (bao gồm nút xoang và hệ thống dẫn truyền xung điện). Khi thần kinh tim bị rối loạn tất nhiên sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xung động, dẫn truyền tín hiệu điện trong tim và làm rối loạn nhịp tim.

Khi bị bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây:

Đánh trống ngực, hồi hộp

Đây được coi là biểu hiện dễ nhận biết và thường gặp nhất. Nếu bạn thấy nhịp tim của mình nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.

Khó thở

Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hụt hơi. Và phải rướn người ra để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ thở hơn. Tình trạng khó thở sẽ tăng mạnh khi ở nơi đông đúc, ồn ào.

Đau ngực

Đau, nóng và rát ở vùng ngực, thậm chí là đau nhói hoặc đau thắt ngực. Cơn đau thường sẽ xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh cảm thấy như bị nghẹt thở căng tức vùng ngực.

Chóng mặt

Cảm giác choáng váng, đứng không vững hoặc như muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi. Triệu chứng này do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.

Tăng không khí

Các triệu chứng ban đầu như tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng. Sau đó người bệnh sẽ cảm thấy lo âu, hốt hoảng, thở gấp và dễ bị ngất. Cách xử lý đơn giản là bịt mũi lại và ngưng thở trong vài giây thì tình trạng này sẽ tự biến mất.

Tay chân run và đổ mồ hôi

Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi người bệnh bị hốt hoảng và nhịp tim đập nhanh. Kèm theo đó là chân tay run, cơ thể đổ mồ hôi nhiều. Do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.

Cơ thể mệt mỏi

Người bệnh luôn cảm thấy uể oải và thiếu sức sống. Tình trạng này thường sẽ kéo dài và khó hồi phục dù người bệnh đã được nghỉ ngơi.

Mất ngủ

Vì luôn ở tình trạng lo lắng, bồn chồn vô cơ dẫn đến việc trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô bong tróc, giảm ham muốn tình dục.

Mất ngủ

Rối loạn thần kinh thực vật là khởi đầu của nhiều loại bệnh

Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi. Do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn. Vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể. Và gây một số bệnh:

Bệnh Raynaud

Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân. Sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý.

Chứng xanh tím đầu chi

Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp. Những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi. Bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặc biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng.

Chứng đỏ đau đầu chi

Là hội chứng đau rát bỏng đầu chi, tăng khi đứng, đi hay nhiệt độ nóng, cải thiện khi lạnh. Trong cơn, chi trở nên đỏ, sung huyết tĩnh mạch. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài. Nên họ thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau.

Bệnh cứng bì

Là bệnh có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, với tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Đặc trưng bằng các tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ gây xơ cứng và làm tắc nghẽn các mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhau. Bệnh không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà còn có nhiều biểu hiện ở nội tạng và toàn thân. Cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng da bị xơ cứng, teo, sẹo và có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục (XCB mảng), tròn nhỏ hình giọt nước (XCB giọt), hình băng dài (XCB băng)…

Bệnh cứng bì

Phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật thế nào?

Cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần. Người bệnh có thể kết hợp cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong khâu điều trị.

Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ. Đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.

Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật (TKTV, thần kinh tự chủ, thần kinh dinh dưỡng). Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi… Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.

Chức năng thực vật được chia thành chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau. Tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên. Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn. Vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể và gây một số bệnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *