Trong vòng 3 năm trở lại đây (2018 – 2021), Douyin (tương tự Tiktok của Việt Nam) đã đưa ra danh sách 12 phim truyền hình Hoa ngữ đạt hơn 10 tỷ lượt xem. Trong danh sách này, bộ phim “30 chưa phải là hết” của Trung Quốc mới phát sóng vào năm 2020, chỉ cách vị trí đầu bảng là bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện 3 triệu lượt xem, nhưng nó đã lọt vào top hai với 23,9 tỷ lượt xem. Khi công chiếu vào năm ngoái, là tuần công chiếu đầu tiên trong nước, bộ phim 30 chưa phải là hết đã khiến khán giả sửng sốt vì sức hút của nó: 380 triệu lượt xem, 2,2 tỷ lượt xem video và các chủ đề liên quan trên Weibo, 300.000 phim ngắn dựng phim và chỉnh sửa phim trên nền tảng Douyin (Tiktok, bên Trung Quốc).
Tâm huyết 2 năm xây dựng tâm lý nhân vật của biên kịch
Lấy đề tài phụ nữ, bộ phim 30 chưa phải là hết xoay quanh những sóng gió của bộ ba cô gái trước ngưỡng cửa 30: Cố Giai (Đồng Dao), Vương Mạn Ni (Giang Sơ Ảnh) và Chung Hiểu Cần (Mao Hiểu Đồng); đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ khán giả xem phim. Đa số ý kiến cho rằng phim ăn khách vì không tô hồng cuộc sống; lột tả trần trụi loạt vấn đề ai cũng có thể va vấp. Người xem có thể nhận thấy bản thân trong câu chuyện của các nhân vật, dù bế tắc; họ vẫn phải bước tiếp và không thể đoán trước ngày mai.
Trương Anh Cơ – biên kịch của phim cho biết tốn 2 năm và tâm huyết xây dựng tâm lý nhân vật. Cô đích thân trải nghiệm, quan sát trong cuộc sống hằng ngày để tìm ra chân dung tổng thể các cô gái; cũng như nghề nghiệp của mỗi người.
“Vương Mạn Ni, Cố Giai và Chung Hiểu Cần là những nhân vật đều có hình bóng của tôi; bạn bè và người thân trong đó. Lúc viết về ba người này, tôi yêu họ như nhau; bởi vì mỗi người đều có sức hút rất riêng”, cô chia sẻ.
Phim nhấn mạnh phụ nữ nhưng không chà đạp lên nhân vật nam giới
Nhân vật Chung Hiểu Đồng được xây dựng với tính cách cô gái nhu nhược; quá dựa dẫm vào người khác. Cố Giai là người phụ nữ thông minh, nhưng sẵn sàng lui về chăm sóc gia đình và trở thành một bà nội trợ. Cố Giai cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất đối với khán giả; với tính cách có nhiều mâu thuẫn và đấu tranh tâm lý.
Nữ biên kịch sinh năm 1985 khẳng định phim nhấn mạnh phụ nữ; nhưng không vì thế chà đạp lên nhân vật nam giới. Cô tìm ý tưởng cho câu chuyện bằng cách trò chuyện với chồng để có được góc nhìn của đàn ông. Bộ phim hiện đang được phát sóng trên kênh truyền hình SCTV6-FIM360.
Biên kịch từng suy sụp khi sáng tác
“Từ lúc chuẩn bị đến khi hoàn thành, tôi bỏ ra khoảng 2 năm. Trong suốt quá trình sáng tác; tôi từng rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp vài lần. Tôi phải nghĩ rất nhiều và rất muốn làm được điều tốt nhất trong phạm vi năng lực của mình; để viết nên câu chuyện về phụ nữ vừa chân thực lại vừa có sức hút”, biên kịch Trương Anh Cơ chia sẻ.
Cô cho biết thêm: “Trong thời gian viết kịch bản, phân đoạn kết thúc câu chuyện của Vương Mạn Ni và Lương Chính Hiền (Mã Chí Uy); là cảnh tôi nghĩ không thông nổi bởi nó quá nặng nề và u ám. Vì vậy, trong quá trình sáng tác; biên kịch chúng tôi làm việc cũng chẳng dễ dàng gì; phải trải qua những trạng thái đau khổ với chính nhân vật mình tạo ra”.
Nữ biên kịch chia sẻ, bí quyết của cô là trò chuyện với chồng để có được góc nhìn của đàn ông. “Vương Mạn Ni, Cố Giai và Chung Hiểu Cần là những nhân vật có hình bóng của tôi; bạn bè và người thân trong đó. Lúc viết về ba người này, tôi yêu họ như nhau; bởi vì mỗi người đều có sức hút rất riêng”.