Bạn đã từng thử qua những bài thuốc trị bệnh hôi miệng nào? Các bệnh răng miệng do sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng, viêm lợi, cặn bã thức ăn, cặn lưỡi, v.v … mùi hôi do tích nhiệt đường tiêu hóa, viêm dạ dày, táo bón và các bệnh đường tiêu hóa mãn tính khác; mùi hôi đặc biệt do các bệnh đường hô hấp: viêm mũi dị ứng , nghẹt mũi, Viêm xoang lâu ngày, viêm amidan có mủ… do hút thuốc lá và các thói quen sinh hoạt khác. Bên cạnh những giải pháp tích cực đối với những căn bệnh gây hôi miệng kể trên, bạn cũng có thể sử dụng một trong những bài thuốc đông y, kinh nghiệm dân gian sau đây để chữa hôi miệng.
Mục lục
Những nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng
- Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính; viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng;
- Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng;
- Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng;
- Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;
- Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,… là một trong những nguyên nhân hôi miệng;
- Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương; hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.
Nguyên nhân hôi miệng tạm thời
- Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng; như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur;
- Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao; có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài;
- Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi; vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;
- Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt; dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.
Chữa hôi miệng do dạ dày bị nhiệt đơn giản
Chanh tươi 2 – 3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh.
Dưa chuột rửa sạch gọt vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
Rễ cỏ lau tươi 100 – 200g, đường phèn 30 – 50g. Rễ cỏ lau tươi rửa sạch; cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.
Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
Dưa hấu ép lấy nước uống.
Chữa hôi trong khoang miệng hiệu quả
Vỏ quýt 30g rửa sạch, thái sợi, cho vào ấm, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Hạt hoa quế 3g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.
Quả vải khô 2 – 3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ; sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10 – 15 ngày.
Đu đủ 30g, hoắc hương 6g, rửa sạch, cho vào nồi, sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.
Cau bổ thành từng miếng, ngậm trong miệng hàng ngày.
Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu
Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.
Lá cây đậu xanh 15g, hoắc hương 10g, rửa sạch, cho vào nồi sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.
Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày; uống thay nước trong vài ngày liền.