Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do dị ứng do virus, vi khuẩn hoặc do kích ứng, phấn hoa, khói bụi, ô nhiễm môi trường. Bệnh có biểu hiện đau họng, sưng tấy, sốt, khó nuốt, sốt, khàn tiếng, mệt mỏi, khạc ra nhiều đờm. Ngoài dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm đau họng và các triệu chứng kèm theo. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính.
Mục lục
Viêm họng là loại bệnh gì?
Viêm họng thường do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc virus…sống lưu trú ở họng gây ra. Hoặc do vi khuẩn trong không khí, gặp lúc cơ thể nhiễm lạnh gây nên.
Khởi đầu bệnh nhân thấy người mệt mỏi, khó chịu, gai rét, sợ gió, đau họng khi nuốt. Sau đó là sốt, có thể sốt cao 39 – 40 độ C (hay gặp ở trẻ em), ho khan hoặc có đờm, sờ có hạch góc hàm. Khám họng thấy niêm mạc họng viêm đỏ; có hốc amidan xung huyết mạnh, có thể có các chấm mủ và chất cặn bã dính vào.
Bệnh diễn biến lành tính, thường kéo dài 2 – 5 ngày. Nhưng cần ngoáy họng để tìm vi khuẩn liên cầu (là vi khuẩn gây nên bệnh thấp tim).
Bạn có thể chữa viêm họng bằng 1 phương pháp cực kỳ đơn giản: lấy 3 – 5 lá húng chanh rửa sạch, giã dập và ngậm cùng 2g muối, nước nước dần.
Các bài thuốc chữa viêm họng
Bài thuốc 1:
Củ cải 2 – 3 củ, rửa sạch, thái mỏng, giã lấy nước, thêm ít muối để uống.
Bài thứ 2:
Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy bột này thổi vào họng.
Bài thuốc 3:
Sung tươi gọt vỏ, thái miếng, cho vào ấm, sắc kĩ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Bài thuốc 4:
Củ cải 500 – 1000g, quả trám 250g rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 5:
Củ cải, sinh địa, ngó sen, lê mỗi thứ 1kg, mạch môn 500g, gừng 500g, tất cả đều tươi, rửa sạch, cho vào ấm, nấu sôi trong 3o phút rồi vắt lấy nước, nấu lại lần 2, lấy 2 nước nhập lại, cô thành cao lỏng. Cho thêm các vị a giao, đường phèn, mật ong, mỗi thứ 500g, nấu thành cao đặc, đổ vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng vào chiều, mỗi lần 2 thìa canh. Dùng với nước ấm hoặc ngậm nuốt.
Bài thuốc 6:
Lá rẻ quạt 1 – 2 miếng bằng ngón tay, muối 2g. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm vài hạt muối, khi nào nóng họng thì nhả ra, ngày ngậm 1 – 2 lần, có thể nuốt nước.
Bài thuốc 7:
Lá chua me đất 50g, muối 2g, rửa sạch lá, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Bài thuốc 8
Rễ đậu chiều 8g, sài đất 20g, lá hoặc rễ rẻ quạt 8g, nghệ 8g, rửa sạch, cho vào ấm, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, mỗi lần uống 1 chén, mỗi giờ uống 1 lần cho hết.
Một số bài thuốc khác
Bài thuốc 9:
Lá tre non 8g, lá dưa chuột 8g, rửa sạch, giã nát, ngâm trong nước 30 phút rồi gạn lấy nước để ngậm và uống.
Bài thuốc 10:
Lấy 1 quả dưa hấu khoét 1 lỗ nhỏ, cho vào 50g đường phèn và 30g gừng tươi rồi đậy kín, hấp trong 2 giờ sau đó lấy ra, ăn dưa và uống nước cốt. Mỗi ngày dùng 1 quả, một liệu trình kéo dài 7 ngày, sau mỗi liệu trình nghỉ 3 – 5 ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm phế quản mạn tính.
Bài thuốc 11:
Rễ cây chanh yên 10g, cây nhài quạt (sao qua) 15g, rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 12:
Bột tràm 2g, bột thạch cao 6g, tinh dầu bạc hà 20% trộn đều, cho vào lọ kín. Khi dùng, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào họng.
Bài thuốc 13:
Xạ can 20g, húng chanh 20g, rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần hoặc nấu thành dạng cao lỏng, ngày uống 30ml.
Bài thuốc 14:
Bách hộ 10g, mạch môn 12g, vỏ rễ dâu 10g, vỏ quýt 5g, xạ can 5g, cam thảo dây 5g rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 15:
Rau diếp cá tươi 1 nắm, rửa sạch, giã nát, hòa với 1 bát nước vo gạo mới, đun sôi kĩ, cho thêm ít đường, uống ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc 16
Kim ngân hoa 20g, mạch môn 20g, rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần.
Những bài thuốc dễ thực hiện
Bài thuốc 17:
Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá, rửa sạch, giã nhỏ, lấy lụa bọc lại thành viên, tẩm mật ngậm.
Bài thuốc 18:
Bạch cương tàm (con tằm vôi) 6 đồng cân, phèn chua 3 đồng cân, phèn chua phi 3 đồng cân, tất cả tán nhỏ; mỗi lần dùng 1 đồng cân (khoảng 4g), uống với nước gừng để nôn, Trẻ em thì pha thêm bạc hà vào nước gừng, nếu nôn ra đờn đặc thì rất công hiệu.
Bài thuốc 19:
Bạch cương tàm sao, tán nhỏ, giã lẫn với mơ muối, viên bằng đầu ngón tay, bọc lụa lại ngậm, nuối nước dần.
Bài thuốc 20:
Quả na điếc 50g, sinh đọa 50g, rễ xạ can 30g, lá bạc hà 50g, cam thảo dây 25g, lá canh 25g, lá táo 25g, nhân hạt gấc 20g rửa sạch, phơi khô (riêng quả na điếc đốt thành than tồn tính) giã nhỏ, tán bột; rồi trộn với 15g đường đã nấu thành siro để làm viên, mỗi viên 0,5g.
Người lớn: Ngày uống 6 – 8 viên; trẻ em 3 – 6 viên. Chia 2 lần, dùng 3 -5 ngày.
Bài thuốc 21:
Ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất; 16g, rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống, ngày 1 tháng.
Bài thuốc 22:
10 lá sống đời chia làm 3 lần trong ngày (sáng 4, chiều 4, tối 2) ngai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.
Lưu ý khi chữa viêm họng, đau họng tại nhà
Áp dụng các mẹo chữa đau họng tại nhà có thể giảm phần nào cơn đau; cảm giác ngứa ngáy, ứ đờm, ho,… Tuy nhiên, mẹo chữa tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ; hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp y tế. Vì vậy khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu viêm họng gây đau nhiều kèm theo sốt, mệt mỏi và khó thở; nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Áp dụng cách chữa tại nhà trong những trường hợp này đều không mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Bên cạnh mẹo dân gian, cần sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh hoàn toàn. Tránh tình trạng phụ thuộc quá mức khiến bệnh tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Mặc dù cho hiệu quả chậm nhưng đa phần các mẹo chữa tại nhà đều mang lại cải thiện nhất định. Vì vậy song song với sử dụng thuốc, bạn nên áp dụng các mẹo chữa này đều đặn trong 5 – 10 ngày tùy theo mức độ bệnh. Nếu chỉ phụ thuộc vào thuốc, triệu chứng có thể tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại đây.