Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ củ riềng

Cây riềng thực chất có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam hoặc Quảng Tây ở Trung Quốc. Trên đất nước ta củ riềng thường xuất hiện ở khắp mọi nơi trên mọi tỉnh thành và vùng miền. Loại cây này phát triển mạnh ở những nơi có đất ẩm như bờ ao, bờ ruộng cây lớn nhanh và cho củ rất to. Dược liệu củ riềng này được dùng làm thuốc trong Đông y và được đặt tên là Cao lương khương. Riềng có tác dụng tiêu thũng, trừ hàn, tiêu sưng, giảm đau, ôn trung. Chủ yếu chữa ăn không tiêu, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng do hàn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp,… Có tác dụng an thần, giảm đau. Nó được dùng để chữa đau bụng trên, khó tiêu, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu do cảm lạnh.

Công dụng của củ riềng theo nghiên cứu hiện đại

Công dụng của củ riềng theo nghiên cứu hiện đại

Một số nghiên cứu đã nhận định, riềng có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể:

  • Kháng viêm, sát trùng
  • Thải độc
  • Chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do
  • Cải thiện khả năng lưu thông tuần hoàn máu
  • Kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy
  • Phòng chống buồn nôn và nôn ói
  • Ngăn ngừa thoái hóa não bộ, tăng cường chức năng nhận thức
  • Ức chế hoạt động của TNF-alpha, phòng chống bệnh trầm cảm
  • Làm vết bỏng da nhanh lành
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Cải thiện hệ miễn dịch
  • Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở đàn ông

Củ riềng được sử dụng với liều lượng 8 – 16g mỗi ngày. Có thể dùng theo đường bôi ngoài, ngâm rượu hoặc phối hợp với các vị khác làm thuốc sắc uống.

Một số bài thuốc dân gian từ củ riềng

Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10g đối với củ, hoặc 2-6g đối với quả.

– Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Lấy riềng, củ gầu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.

– Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Lấy hạt riềng nghiền nát pha nước uống.

– Chữa hắc lào: Lấy củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70°, bối vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.

– Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Lấy riềng củ thái lát mỏng, muối chua, dùng để ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

Bài thuốc xoa bóp

Bài thuốc xoa bóp

Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm.

Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ. Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…

Một số lưu ý khi dùng củ riềng

  • Dùng củ riềng chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian, không có tác dụng nhanh như thuốc tân dược. Vì thế, người bệnh cần kiên trì mới thấy được kết quả
  • Thích hợp đối với những người mắc bệnh đau dạ dày nhẹ. Nếu tình trạng bệnh nặng vẫn có thể sử dụng nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời kết hợp với các viên uống hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày có nguồn gốc từ thảo dược để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, người bị dị ứng với một trong các thành phần của riềng tránh dùng
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn quá no hoặc quá đói; hạn chế các đồ cay nóng, các thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ và tăng sức đề kháng

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *