Tìm hiểu về tình trạng nhiễm giun và cách tẩy giun cho trẻ em

Ngày nay, nhiễm giun là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ em. Giun là ký sinh trùng sống chủ yếu ở đường ruột. Nguyên nhân trẻ em bị nhiễm giun sớm là do trẻ hay đưa tay bẩn, đồ chơi vào miệng. Đặc biệt là trẻ chưa biết vệ sinh tay chân, bảo vệ đúng cách. Khi trẻ bị nhiễm giun sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn… Vậy cha mẹ có biết trẻ mấy tuổi thì nên tẩy giun? Nên chọn loại thuốc tẩy giun nào cho phù hợp với trẻ nhà mình? Hãy tìm hiểu tình trạng nhiễm giun và cách phòng tránh, khắc phục ngay tại đây nhé.

Tìm hiểu về tình trạng nhiễm giun ở trẻ em

Nhiễm giun ở đường ruột là một bệnh lý về tiêu hóa khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm giun đó là do người bệnh từng không giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn. Trứng giun từ môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Từ đó, chúng sinh sôi và phát triển ở trong đường ruột.

Khi bị nhiễm giun, người bệnh sẽ bị giun hấp thụ các chất dinh dưỡng khi thức ăn đi đến ruột non, ruột già. Chúng sẽ khiến cho người bệnh xanh xao, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy,…

Một số loại giun hay xuất hiện ở ruột người là: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc,…

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Nguyên nhân của điều này là do trẻ nhỏ chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ em thường có thói quen nghịch đồ chơi, nghịch cát, bò trên nền đất,… sau đó lại đưa tay lên miệng. Trứng giun rất dễ dàng đi vào cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột ở trẻ.

Tìm hiểu về tình trạng nhiễm giun ở trẻ em

Các biểu hiện nhiễm giun ở trẻ em

Giun sán là loại ký sinh, khi đi vào cơ thể người sẽ sinh sôi. Giun sống và sinh sôi bằng cách lấy dinh dưỡng từ cơ thể người nhiễm. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Lý do là vì hệ miễn dịch yếu, thích hoạt động chơi đùa mà không biết cách vệ sinh tay chân. Trẻ bị nhiễm giun sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Đau bụng ở vùng rốn, bụng lỏng, trẻ gầy yếu, có thể nôn ra giun, đi ngoài ra giun. Trẻ đau bụng giun thường sẽ tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trẻ khó ngủ, đôi lúc đái dầm, hay quấy khóc do hậu môn bị ngứa vào ban đêm.
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng lúc đặc, có thể nhìn thấy được giun kim ở hậu môn hoặc trong phân khi đi ngoài.
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Trẻ khó chịu làm hoạt động hàng ngày bị thay đổi.
  • Bé gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa ở xung quanh vùng âm đạo.
  • Có dấu hiệu thiếu hụt vitamin và các khoáng chất.
  • Có thể thấy máu trong phân
  • Trẻ bị thiếu máu hoặc hay thở khò khè, ho khan.
  • Xét nghiệm trong phân sẽ thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể thấy được hình ảnh của giun đũa.

Trẻ mấy tuổi thì nên tẩy giun?

Thuốc tẩy giun thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi cho trẻ sử dụng phải cực kỳ cẩn thận. Vì vậy không phải độ tuổi nào ba mẹ cũng có thể sử dụng thuốc tẩy giun cho con. Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được?

Thông thường, trẻ từ 1 tuổi trở đi là bố mẹ có thể cho sử dụng thuốc tẩy giun được rồi. Tuy nhiên, mức độ và liều lượng sử dụng còn phù thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe của bé. Cụ thể:

Trẻ từ 1-2 tuổi: ½ viên Mebendazole (500mg) hoặc ½ viên Albendazole (400mg).
Trẻ trên 2 tuổi: 1 viên Mebendazole hoặc 1 viên Albendazole.
Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun thường là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và sốt. Những triệu chứng này thông thường sẽ biến mất sau 24 giờ.

Mặc dù hiện nay có một số loại thuốc tẩy giun có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh. Song theo thống kê, tác dụng phụ của thuốc ở trẻ sơ sinh nhiều và nghiêm trọng hơn so với trẻ hơn 1 tuổi. Do đó, bố mẹ nên đợi trẻ ít nhất được 1 tuổi rồi hãy tẩy giun cho trẻ. Trừ một số trường hợp trẻ nhiễm giun sán nặng và nên có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Đa phần các loại thuốc tẩy giun chỉ giết chết giun chứ không loại bỏ được trứng giun. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên cho trẻ tẩy dụng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trẻ mấy tuổi thì nên tẩy giun?

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ an toàn

Ngoài vấn đề trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được, bố mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Một số loại thuốc tẩy giun cho trẻ thường được sử dụng ba mẹ có thể tham khảo như:

Albendazole

Thuốc được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên với liều lượng 1 lần/ngày và uống trong vòng 3 ngày. Albendazole có tác dụng ức chế thu nhận glucose ở giun và ấu trùng. Giun không nhận được dưỡng chất sẽ yếu và chết dần. Thuốc có thể tiêu diệt được nhiều loại giun như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.

Mebendazole

Ngoài tác dụng làm cạn kiệt glycogen dự trữ trong cơ thể, thuốc còn giúp ức chế sự sinh sôi của giun. Thuốc được chỉ định sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi.

Pyratel

Có tác dụng trên cả giun chưa trưởng thành và giun trưởng thành. Tuy nhiên lại không có tác dụng với ấu trùng giun. Giúp kiềm hãm thần kinh và cơ quan của giun, làm tê liệt giun và đẩy ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều lượng 10mg/kg cân nặng của trẻ.

Zentel

Loại thuốc tẩy giun này có 2 loại là dạng viên và dạng siro. Dạng viên được dùng cho trẻ trên 2 tuổi và siro được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy giun nào, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích về việc tẩy giun cho trẻ cũng như giúp mẹ hiểu rõ trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được. Thuốc tẩy giun thường để lại các tác dụng phụ, tuy nhiên sẽ hết trong vòng 24 giờ nên mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *